Đổ đầy nước vào hộp cat-tông ( hộp đựng nước uống Vinamilk) kín, đun hộp đó trên bếp lửa, hộp cát-tông không cháy mà nước lại sôi.
a) Ở nhiệt độ nào thì nước sôi?
b) Trong thời gian nước sôi nhiệt độ có thay đổi không?
c) Vỏ cac-tông cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100oC. Tại sao?
d) Điều gì xảy ra nếu trong hộp không chứa nước?
a) Ở 100oC thì nước sôi.
b) Trong thời gian sôi, nhiệt độ của nước không đổi.
c) Vỏ cát-tông cháy ở nhiệt độ trên 100ºC, khi chứa đầy nước vỏ hộp cac-tông không cháy trên bếp lửa, khi hết nước hộp cac-tông sẽ cháy.
d) Nếu trong hộp cat-tông hết nước thì vỏ hộp sẽ cháy khi đun hộp trên bếp lửa.
Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.
a) Xác định tên 2 KL đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại
b) Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd kiềm và khối lượng muối clorua thu được.
a. Gọi công thức chung cho hai kim loại kiềm là M
Số mol H2: nH2 = 0,05(mol)
PTHH:
Theo pt: nM = 2. nH2 = 2. 0,05 = 0,1(mol)
⇒ M =3,1/0,1 = 31 → Na, K
Gọi x, y lần lượt là số mol của Na và K trong hỗn hợp
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
b.
Theo pt: nHCl = nMOH = 0,1 (mol)
VHCl = n/CM = 0,1/2 = 0,05 l = 50 ml
m(MCl) = 0,1.(31 + 35,5) = 6,65(g)
Câu A. 886
Câu B. 888
Câu C. 884
Câu D. 890
Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2(đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4g NaOH.
a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)?
b) Hãy xác định muối thu được sau phản ứng.
a) Trước tiên ta phải xem muối nào được tạo thành (NaHCO3 hay Na2CO3).
nCO2 = 0,07 mol
nNaOH = 0,16 mol
nNaOH > 2nCO2 nên muối sau phản ứng là Na2CO3; CO2 phản ứng hết, NaOH dư.
Phương trình hóa học của phản ứng :
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Theo pt nNaOH pư = 2.nCO2 = 2. 0,07 = 0,14 mol ⇒ nNaOH dư = 0,16 - 0,14 = 0,02 mol
Khối lượng chất dư sau phản ứng:
mNaOH = 0,02 . 40 = 0,8g.
b)Theo pt nNa2CO3 = nCO2 = 0,07 mol
⇒ m Na2CO3 = 0,07 x 106 = 7,42g.
(Lưu ý cách xác định sản phẩm muối tạo thành sau phản ứng:
Đặt tỉ lệ: T = nNaOH/nCO2
Nếu T ≥ 2 ⇒ Chỉ tạo muối Na2CO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T > 2 NaOH dư
Nếu T ≤ 1 ⇒ Chỉ tạo muối NaHCO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T < 1 CO2 dư
Nếu 1 < T < 2 ⇒ Tạo cả 2 muối
Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,75M để trung hòa 400ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M.
Ta có: = 0,4.0,5 = 0,2 mol
nHCl = 0,4.1 = 0,4 mol
Phương trình phản ứng hóa học:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
0,4 0,2
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,4 0,4
⇒ nNaOH = 0,4 + 0,4 = 0,8 mol
⇒V(NaOH) = 0,8/0,75 = 1,07 lít = 1070ml
Có bốn bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.
Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, ta chia làm 2 nhóm như sau:
- Nhóm 1: HCl, HNO3, làm quỳ tím hóa đỏ.
- Nhóm 2: KCl, KNO3 quỳ tím không đổi màu.
Cho dung dịch AgNO3 vàp 2 mẫu thử ở nhóm X, mẫu thử tạo kết tủa trắng là HCl, còn lại là HNO3.
AgNO3 + HCl -> AgCl↓ + HNO3.
Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử ở nhóm 2, mẫu thử tạo kết tủa trắng là KCl, còn lại là KNO3.
AgNO3 + KCl -> AgCl↓ + KNO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet