Câu A. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1.
Câu B. X phản ứng được với NH3.
Câu C. Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X. Đáp án đúng
Câu D. Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.
- Xét hỗn hợp CO2 và H2O ta có: nCO2 + nH2O = 0,55 & 197nCaCO3 - (44nCO2 + 18nH2O) = m(DD giảm) = 2 => nCO2 = 0,3 mol & nH2O = 0,25 mol; --BT: O--> nO(trong X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2(pư) = 0,25 mol; - Có nC : nH : nO = 6:10:5 và CTCT trùng với CT đơn giản nhất nên CTPT của X là C6H10O5 - Mặt khác ta nhận thấy rằng nA/nNaOH = 1/2; - Từ các 2 dữ kiện trên ta được CTCT của X là HOCH2CH2COOCH2CH2COOH và X còn 2 đồng phân còn lại: HOCH2CH2COOCH(CH3)COOH ; HOCH(CH3)COOCH(CH3)COOH - PT phản ứng: HOCH2CH2COOCH2CH2COOH (X) + 2NaOH ---t0---> 2HOCH2CH2COONa (Y) + H2O; A. Đúng, 2HOCH2CH2COONa (Y) + 6O2 ---t0---> 5CO2 + 5H2O + Na2CO3 B. Đúng, HOCH2CH2COOCH2CH2COOH (X) +NH3 -> HOCH2CH2COOCH2CH2COONH4 C. Sai, X có tất cả 3 công thức cấu tạo (viết ở trên). D. Đúng, HOCH2CH2COOH (Y) ---H2O--> CH2=CH-COOH
Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là bao nhiêu mol?
nC3H3Ag = 0,12mol ⇒ npropin = 0,12 mol
X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2 ⇒ netilen + 2npropin = 0,34
⇒ netilen = 0,1 mol
⇒ a = 0,1 + 0,12 = 0,22 mol
Cho 24,25 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
H2NCH2COONa + 2HCl → ClH3NCH2COOH + NaCl
nH2NCH2COONa = 0,25 mol
⇒ nHCl = 2.0,25 = 0,5 mol
Bảo toàn khối lượng: m = 24,25 + 0,5.36,5 = 42,5 gam
Nguyên tử của nguyên tố T có e ở mức năng lượng cao nhất ở lớp e thứ 3, trong nguyên tử của Y số e nằm ở phân lớp s bằng 2/3 số e nằm ở phân lớp p. Nguyên tố T là gì?
Nguyên tử của nguyên tố T có e ở mức năng lượng cao nhất ở lớp e thứ 3 → số electron ở phân lớp s gồm 1s2, 2s2, 3s2 → 6 electron ở phân lớp s
→ Số electron ở phân lớp p là 9
Cấu hình của Y là 1s22s22p63s23p3 (Z = 15) → T là P
Có thể coi rifominh là một trường hợp riêng của quá trình crăckinh được không ? Tại sao ?
Không thể coi rifominh là một trường hợp riêng của quá trình crăcking được vì : crăcking là quá trình bẻ gãy mạch cacbon thành các phân tử có mạch cacbon ngắn hơn. Còn rifominh chỉ làm thay đổi mạch cacbon từ không nhánh thành mạch nhánh hoặc mạch vòng.
Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học.
a) Glucozo, glixerol, etanol, axit axetic.
b) Fructozo, glixerol, etanol.
c) Glucozo, fomanđehit, etanol, axit axetic.
a. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên.
- Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic.
- Ba mẫu thử còn lại không có hiện tượng.
Cho Cu(OH)2 lần lượt vào 3 mẫu thử còn lại
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol
- Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:
+) Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucozo.
+) Dung dịch vẫn màu xanh là glixerol.
b. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
Cho Cu(OH)2 và một ít kiềm lần lượt vào các mẫu thử trên và đun nhẹ
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol.
- Mẫu thử vẫn có màu xanh là glixerol.
- Mẫu thử ban đầu có màu xanh, sau đó tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là fructozo.
c. Cho giấy quỳ tím vào dung dịch chứa các chất trên, dung dịch nào chuyển màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic. Sau đó, cho Cu(OH)2 vào 3 mẫu thử còn lại.
- Mẫu thử tạo dung dịch màu xanh là glucozo.
- Hai mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là: HCHO và C2H5OH
Đun nóng hai mẫu thử này , mẫu thử tạo kết tủa đỏ gạch là HCHO còn lại là C2H5OH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet