Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng α vòng 5 hoặc 6 cạnh. (d) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). (e) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ. (g) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β–glucozơ và α–fructozơ. (h) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm –COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol. (i) Phản ứng giữa axit axetic và ancol anlylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành este có mùi thơm chuối chín. (k) Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, khó chịu, độc. (l) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần phân tử khối. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6 Đáp án đúng

  • Câu D. 7

Giải thích:

Chọn C. (a) Đúng, Vì glucozơ làm mất màu dung dịch Br2 trong khi fructozơ thì không có phản ứng này. (b) Sai, Trong môi trường kiếm thì glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Sai, Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng  vòng 5 hoặc 6 cạnh. (d) Đúng, Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). (e) Đúng, Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ. (g) Sai, Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc α–glucozơ và β–fructozơ. (h) Đúng, Phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm –COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol. (i) Sai, Phản ứng giữa axit axetic và ancol isoamylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành este có mùi thơm chuối chín là isoamyl axetat. (k) Đúng, Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, khó chịu, độc. (l) Đúng, Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần phân tử khối. Vậy có 6 phát biểu đúng là: (a), (d), (e), (h), (k), (l).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X?


Đáp án:

Theo tăng giảm khối lượng: nX = (19,4 - 15)/22 = 0,2 mol

→ MX = 15,0 : 0,2 = 75 → X là H2N-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Tìm khối lượng hỗn hợp kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư, thu được 15,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hoà tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 36,6 gam muối trung hoà. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A.

    11,9

  • Câu B.

    10,3

  • Câu C.

    8,3

  • Câu D.

    9,8

Xem đáp án và giải thích
hực hiện hai thí nghiệm: 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO. 2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tìm biểu thức quan hệ giữa V1 và V2?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện hai thí nghiệm:

1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.

2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.

Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tìm biểu thức quan hệ giữa V1 và V2?


Đáp án:

Có nCu = 0,06 mol.

PTHH: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

- Thí nghiệm 1: nH+ = nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng Cu dư → nNO = nH+: 4 = 0,02 mol.

- Thí nghiệm 2: nH+ = 0,16 mol; nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng NO3- dư → nNO = 0,04 mol.

Tỷ lệ V1 :V2 = 1:2 mol.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào?


Đáp án:

      • Cấu tạo của nguyên tử kim loại.

+ Có số electron hóa trị ít.

+ Trong cùng một chu kì các nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tố phi kim trong cùng chu kì.

      • Cấu tạo tinh thể kim loại.

+ Kim loại có cấu tạo tinh thể, tinh thể kim loại có cấu tạo mạng.

+ Có 3 loại kiểu mạng tinh thể phổ biến là: Mạng tinh thể luc phương, mạng tinh thể lập phương tâm diện, mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Xem đáp án và giải thích
Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn? a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC) c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường) và 2H2 + O2 → 2H2O (tothường),xúc tác Pt (Nếu không ghi chú gì thêm là so sánh trong cùng điều kiện)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?

a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M)

b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC)

c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M)

d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường) và 2H2 + O2 → 2H2O (tothường),xúc tác Pt

(Nếu không ghi chú gì thêm là so sánh trong cùng điều kiện)


Đáp án:

Những phản ứng có tốc độ lớn hơn:

a) Fe + CuSO4 (4M)

b) Zn + CuSO4 (2M, 500C)

c) Zn (bột) + CuSO4 (2M)

d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường, xúc tác Pt)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…