Dung dịch X có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (Biết các phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất ).
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,09 0,24 0,3
2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+
0,1 0,05
→ mCu = (0,05 + 0,09 ). 64 = 8,96 gam
Thực hiện 5 thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(b) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(d) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4.
(e) Cho dung dịch NH4NO2 vào dung dịch KOH.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
(a) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.
(b) 3NH3 + AlCl3 + 3H2O 3NH4Cl + Al(OH)3.
(c) Ba + H2O + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2 + H2
(d) BaCO3 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O.
(e) NH4NO3 + KOH → KNO3 + NH3 + H2O.
=> Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là 4.
Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt
b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên
c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu
a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo
b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên
c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam
Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit H2SO4.
a) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b) Chất nào thừa sau phản ứng và thừa bao nhiêu gì?
nFe = 0,4 mol
nH2SO4 = 0,25 mol
Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2
0,4 0,25 ? mol
=> Fe dư, H2SO4 hết.
a) Theo pt nH2 = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ VH2 = 0,25 .22,4 = 5,6 l
b) Sắt thừa sau phản ứng:
Theo pt nFe(pư) = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ mFe (pư) = 0,25 .56 = 14g
mFe (dư) = 22,4 - 14 =8,4 g
Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào?
Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp từ HCl.
Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Xác định m?
Giải
Gọi số mol MgO: a mol, FeO: b mol, Fe2O3: c mol
Ta có: 40a + 72b + 160c = 13,92 (1)
Ta có: nHCl = 0,52 mol
MgO + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
FeO + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
Fe2O3 + 6HCl → 3FeCl3 + 3H2O
=>nHCl = 2a + 2b + 6c = 0,52 => a + b +3c = 0,26 (2)
Ta có: 0,27 mol X nặng gấp 13,92g X k lần
=>số mol các chất trong 0,27 mol X: MgO: ka, FeO: kb, Fe2O3: kc
=> k(a + b + c) = 0,27 (3)
Ta có: 0,27 mol X tác dụng với H2 dư: nH2O = 4,86 : 18 = 0,27 mol
FeO + H2 → Fe + H2O
Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
=>nH2O = k(b + 3c) = 0,27 (4)
Từ (1), (2), (3), (4) => a = 0,08; b = 0,06; c = 0,04; k = 1,5
=>nMgO = 0,12 mol; nFeO = 0,09 mol; nFe2O3 = 0,06 mol
Rắn gồm MgO, Fe
nFe = 0,09 + 2.0,06 = 0,21
=> m rắn = 0,12.40 + 0,21.56 = 16,56
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB