Bài toán liên quan tới phản ứng tráng bạc của glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3/NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thấy Ag kim loại tách ra. Khối lượng Ag kim loại thu được là:


Đáp án:
  • Câu A. 16,2 gam

  • Câu B. 21,6 gam.

  • Câu C. 24,3 gam Đáp án đúng

  • Câu D. 32,4 gam

Giải thích:

HD: nAg = 2.nglucozơ (pư) = 2. (27/180).0,75 = 0,225 mol => m = 24,3 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với: a) Nước. b) Axit clohiđric. c) Natri hiđroxit. Viết các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a) Nước.

b) Axit clohiđric.

c) Natri hiđroxit.

Viết các phương trình phản ứng.


Đáp án:

a) Những oxit tác dụng với nước:

CaO + H2O → Ca(OH)2

SO3 + H2O → H2SO4

b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

c) Những oxit tác dụng với dung dịch natri hiđroxit:

SO3 + NaOH → NaHSO4

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Xác định số thí nghiệm thu được đơn chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau (1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư). (2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp. (3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4. (4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3. (5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm thu được đơn chất là.


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định khí tạo thành từ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là


Đáp án:
  • Câu A. SO2, O2 và Cl2

  • Câu B. Cl2, O2 và H2S.

  • Câu C. H2, O2 và Cl2.

  • Câu D. H2, NO2 và Cl2

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây: Kim loại Tác dụng của dung dịch HCl A Giải phóng hidro chậm B Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần C Không có hiện tượng gì xảy ra D Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây:

Kim loại Tác dụng của dung dịch HCl
A Giải phóng hidro chậm
B Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần
C Không có hiện tượng gì xảy ra
D Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên

Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.


Đáp án:

Kim loại cho tác dụng với HCl không có hiện tượng gì xảy ra Kim loại không tác dụng với HCl → C là kim loại yếu đứng sau Hidro.

Kim loại càng mạnh (càng hoạt động hóa học) khi tác dụng với HCl phản ứng xảy ra càng mãnh liệt, rõ ràng. (Khí thoát ra nhiều, dung dịch nóng lên).

→ Thứ tự kim loại hoạt động hóa học giảm dần là: D, B, A, C.

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào bảng 2.1, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố sau đây: H, He, Li, Na, K, Ga, O, S, Cl, Br.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào bảng 2.1, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố sau đây: H, He, Li, Na, K, Ga, O, S, Cl, Br.


Đáp án:

Nguyên tố H He Li Na K Ca O S Cl Br
Số electron lớp ngoài cùng 1 2 1 1 1 2 6 6 7 7

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…