Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau : (a) Hidro hoá hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic (b) Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ. (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo. (d) Saccarozơ bị hoá đen trong H2SO4 đặc. (e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biêu trên, số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 3 Đáp án đúng

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Giải thích:

Chọn A. (a) Sai, Hidro hóa glucozơ thu được soritol: HOCH2[CHOH]4CHO + H2→ HOCH2[CHOH]4CH2OH (b) Đúng, Trong dạ dày của các động vật nhai lại như trâu, bò… có chứa enzim xenlulaza có thể làm thủy phân xenlulozơ. (c) Sai, Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được dùng để làm thuốc súng. (d) Đúng, Do H2SO4 đặc có tính háo nước nên khi cho H2SO4 vào đường saccarozơ thì : C12(H2O)11 + H2SO4(đặc) → C(đen) + H2SO4.11H2O (e) Đúng, Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Vậy có 3 phát biểu đúng là (b), (d) và (e)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1. a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh. b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi: - Thay đổi vị trí nhóm amino. - Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.

a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh.

b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi:

- Thay đổi vị trí nhóm amino.

- Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.


Đáp án:

nHCl = 0,08 . 0,125 = 0,01 (mol)

nHCl = nA ⇒ A chỉ có 1 nhóm NH2

MA = 1,815/0,01 - 36,5 = 145 g/mol

nA : nNaOH = 1 : 1 ⇒ A chỉ có 1 nhóm COOH

Gọi công thức của A là H2N-R-COOH

⇒ mR = 145 -45 -16 = 84 (gam)

Biện luận suy ra R là gốc C6H12 Vì A không phân nhánh nên CTCT của A là:

a) CTCT của A là

b)∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi vị trí amino là:

∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi cấu tạo gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn giữ ở vị trí α là:

 

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất: phèn K – Al; C2H5OH; glucozơ; saccarozơ; tinh bột; dầu ăn; CH3COOH; HCOOCH3; CH3CHO; C3H6; Ca(OH)2; CH3COONH4; NaHCO3; KAlO2; C2H4(OH)2; Phèn amoni – sắt. Số chất điện li
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất: phèn K – Al; C2H5OH; glucozơ; saccarozơ; tinh bột; dầu ăn; CH3COOH; HCOOCH3; CH3CHO; C3H6; Ca(OH)2; CH3COONH4; NaHCO3; KAlO2; C2H4(OH)2; Phèn amoni – sắt.  Có bao nhiêu chất điện li?


Đáp án:

Các chất điện li: phèn K – Al (là muối của K và Al); CH3COOH; Ca(OH)2; CH3COONH4; NaHCO3; KAlO2, Phèn amoni – sắt ( muối của sắt và amoni)

Xem đáp án và giải thích
 X là este đơn chức, không có phản ứng tráng bạc. Axit cacboxylic Y là đồng phân của X. Trong phân tử X và Y đều có vòng benzen. Cho 0,2 mol hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z chứa ba muối. Đốt cháy hoàn toàn muối trong Z, dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 142,5 gam kết tủa. Tính khối lượng muối cacboxylat trong dung dịch Z?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 X là este đơn chức, không có phản ứng tráng bạc. Axit cacboxylic Y là đồng phân của X. Trong phân tử X và Y đều có vòng benzen. Cho 0,2 mol hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z chứa ba muối. Đốt cháy hoàn toàn muối trong Z, dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 142,5 gam kết tủa. Tính khối lượng muối cacboxylat trong dung dịch Z?


Đáp án:

X và Y là đồng phân nên đặt số nguyên tử C của X và Y là n.

nNaOH = 0,35 mol → nNa2CO3 = 0,175 mol

nCaCO3 = 1,425 mol

BTNT C: 0,2n = 0,175 + 1,425 → n = 8.

Z chứa 3 muối nên X là este của phenol. Đặt số mol của X, Y lần lượt là x, y.

x + y = 0,2 và nNaOH = 2x + y = 0,35

=> x = 0,15 và y = 0,05

X không tham gia phản ứng tráng gương nên X là CH3COOC6H5

→ Y là C7H7COOH.

Muối cacboxylat gồm CH3COONa (0,15 mol) và C7H7COONa (0,05 mol).

→ mmuối = 20,2g

Xem đáp án và giải thích
Tổng số proton trong hai ion XA32- và XA42- lần lượt là 40 và 48. Xác định các nguyên tố X, A và các ion XA32- , XA42-
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tổng số proton trong hai ion XA32- và XA42- lần lượt là 40 và 48. Xác định các nguyên tố X, A và các ion XA32- , XA42-


Đáp án:

Trong nguyên tử A có số p = số e = ZA; trong nguyên tử B có số p = số e = ZA

Theo đề bài ta có: ZX + 3ZA = 40 & ZX + 4ZA = 48 => ZA = 8; ZX = 16

Vậy nguyên tố X là S và nguyên tố A là O. Các ion đã cho là SO32- và SO42-

Xem đáp án và giải thích
Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là gì?


Đáp án:

Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là  tính oxi hóa mạnh.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…