Chất tác dụng với lưu huỳnh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là:

Đáp án:
  • Câu A. H2, Pt, F2.

  • Câu B. Zn, O2, F2. Đáp án đúng

  • Câu C. Hg, O2, HCl.

  • Câu D. Na, Br2, H2SO4 loãng.

Giải thích:

Chọn đáp án B A. H2, Pt, F2. => Pt không phản ứng với S B. Zn, O2, F2. C. Hg, O2, HCl. =>HCl không phản ứng với S D. Na, Br2, H2SO4 loãng. =>H2SO4 loãng không phản ứng với S.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy dùng số đếm theo IUPAC gọi tên thay thế các hợp chất tiếp theo trong các dãy sau
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy dùng số đếm theo IUPAC gọi tên thay thế các hợp chất tiếp theo trong các dãy sau

CHCl3; CCl4; Cl3C-CHCl2; Cl3C-CCl3; CBr4


Đáp án:

CHCl3 (triclometan);

CCl4 (tetraclometan);

Cl3C-CHCl2 (pentacloetan);

Cl3 C-CCl3 (hexacloetan);

CBr4(tetrabrommetan)

Xem đáp án và giải thích
Lên men 1,08kg glucozo chứa 20% tạp chất thu được 0,368 kg rượu. Tính hiệu suất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lên men 1,08kg glucozo chứa 20% tạp chất thu được 0,368 kg rượu. Tính hiệu suất


Đáp án:

Phương trình lên men: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Theo lý thuyết, số kg rượu thu được phải là: 1,08 .80%: 180. 2. 46 = 0,4416 kg

Tuy nhiên thực tế chỉ thu được 0,368 kg, do đó hiệu suất là:

H = 0,368: 0,4416 = 83,33%

Xem đáp án và giải thích
Lượng khí clo sinh ra khi cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 6,96 gam MnO2 đã oxi hoá kim loại M (thuộc nhóm IIA), tạo ra 7,6 gam muối khan. Xác định kim loại M?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Lượng khí clo sinh ra khi cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 6,96 gam MnO2 đã oxi hoá kim loại M (thuộc nhóm IIA), tạo ra 7,6 gam muối khan. Xác định kim loại M?


Đáp án:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)

M + Cl2 → MCl2 (2)

nMnO2 = 0,08 (mol)

Từ (1) và (2)

nMnO2= nCl2= nMCl2 = 0,08 (mol)

MMCl2= 7,6/0,08 = 95

=>MM= 95 - 71 = 24

Vậy M là Mg

Xem đáp án và giải thích
Trong 800 ml của một dung dịch có chứa 7,3 g HCl. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 800 ml của một dung dịch có chứa 7,3 g HCl. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch này?


Đáp án:

Đổi 800 ml = 0,8 lít

nHCl = 0,2 mol

Nồng độ mol của dung dịch HCl là:

Áp dụng công thức: CM =0,25M

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử như sau: 1s22s22p4. 1s22s22p3. 1s22s22p63s23p1. 1s22s22p63s23p5. a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử. b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử như sau:

1s22s22p4.

1s22s22p3.

1s22s22p63s23p1.

1s22s22p63s23p5.

a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.

b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.


Đáp án:

a)- 1s22s22p4: Số electron hóa trị là 6.

- 1s22s22p3 : Số electron hóa trị là 5.

- 1s22s22p63s23p1 : Số electron hóa trị là 3.

- 1s22s22p63s23p5 : Số electron hóa trị là 7.

b)- 1s22s22p4 : Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VIA.

- 1s22s22p3 : Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VA.

- 1s22s22p63s23p1 : Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm IIIA.

- 1s22s22p63s23p5 : Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm VIIA.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…