Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tính lượng Ag thu được
Vì hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol mantozơ và saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân là (0,02 + 0,01).75% = 0,0225 mol.
Số mol của mantozơ dư sau phản ứng thủy phân là 0,01.25% = 0,0025 mol. Sơ đồ phản ứng :
C12H22O11 (gồm mantozơ và saccarozơ phản ứng) (0,0225) → 2C6H12O6 (0,045) → 4Ag (0,09) (1)
C12H22O11 (mantozơ dư) (0,0025) → 2Ag (0,005) (2)
Saccarozơ dư không tham gia phản ứng tráng gương.
Theo sơ đồ (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là 0,095 mol.
a. Vì sao dùng xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột
b. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo vài sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào vải thì mủn dần rồi mới bục ra
a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, có độ bền cơ học bền nhiệt cao hơn so với tinh bột do đó được dùng để chế tạo sợi thiên nhiên và nhân tạo
b. Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào vải bằng sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay do axit sunfuric đậm đặc hút nước mạnh và làm xenlulozo bị than hóa :
(C6H10O5)n + H2SO4 đặc → 6nC + H2SO4.5nH2O
Khi để rớt HCl vào vải bằng sợi bông, xenlulozo bị thỷ phân dưới xúc tác là axit vô cơ nên dần mùn ra sau đó mới bị bục
Natri florua dùng làm chất bảo quản gỗ được điều chế bằng cách nung hỗn hợp canxi florua, sođa và cát. Viết phương trình hóa học để giải thích cách làm trên.
SiO2 + Na2CO3 ---t0---> Na2SiO3 + CO2
Na2SiO3 + CaF2 ---> 2NaF + CaSiO3
Cho phản ứng hóa học: 2NO(k) + O2(k) → 2NO2(k)
Tốc độ phản ứng hóa học trên được tính theo công thức y = k [NO]2[O2]. Hỏi ở nhiệt độ không đổi, áp suất chung của hệ đã tăng bao nhiêu lần khi tốc độ của phản ứng tăng 64 lần?
Đặt x là số lần tăng của áp suất. Theo bài ra ta có v2/v1 = 64 = x3 → x = 4.
Trường hợp chứa một khối lượng hiđro ít nhất là
A. 6.1023 phân tử H2 B. 0,6 g CH4
C. 3.1023 phân tử H2O D. 1,50 g NH4Cl.
A. 6.1023 phân tử H2 = 1 mol H2 ⇒ mH = 1.2 = 2g
B. 3.1023 phân tử H2O = 0,5 mol H2O ⇒ nH = 2. nH2O = 2. 0,5 = 1 mol ⇒ mH = 1.1 = 1g
C. 0,6 g CH4 ⇒ nCH4 = 0,6/16 = 0,0375 mol ⇒ nH = 4.nCH4 = 0,0375 . 4 = 0,15 mol ⇒ mH = 1. 0,15 = 0,15 g
Vậy trong NH4Cl khối lượng hidro có ít nhất.
Nêu hiện tượng của phản ứng khi đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi?
- Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh đioxit SO2 (còn gọi là khí sunfurơ).
- Phương trình hóa học: S + O2 --t0--> SO2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet