Câu A. poli (vinyl clorua)
Câu B. poli (metyl metacrylat) Đáp án đúng
Câu C. polietilen
Câu D. poliacrilonitrin
- Poli (Metyl metactylat) được điều chế từ metyl metacrylat bằng phản ứng trùng hợp. - Poli (metyl metacrylat) có đặc tính trong suốt cho ánh sáng truyền qua tốt (trên 90%) nên được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. - Công thức của poli (metyl metacrylat): (CH2=C(CH3)-COOCH3)
Cho 0,84 gam sắt vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng ta được muối clorua và khí H2, biết hiệu suất phản ứng là 85%. Tính thể tích H2 thu được (đktc)?
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Vì H = 85% nên: nFe pu = (0,84.85) : (56.100) = 0,01275 mol
nH2 = nFe pư = 0,01275 mol
VH2 = 0,01275.22,4= 0,2856 l
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau:
a. CH3CH2, NH2-CH2-COOH,CH3COONH4, anbumin
b. C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin
a. Dùng quỳ tím nhận ra CH3NH2 do làm quỳ tím chuyển màu xanh
- Đun nhẹ dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ
- Hai dung dịch còn lại cho tác dụng NaOH nhận ra CH3COONH4 do tạo khi mùi khai làm xanh quỳ tím ẩm.
CH3COONH4 + NaOH (to) → CH3COONa + NH3 ↑ + H2O
Glyxin có phản ứng nhưng không tạo khí:
H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O
b. đun nhẹ các dung dịch nhận ra anbumin
- Dùng quỳ tím nhận ra (CH3)2NH
- Dùng dung dịch Br2 nhận ra anilin
Cho luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 16,8 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu?
Biết phương trình hóa học của phản ứng như sau:
CuO + H2 --t0--> Cu + H2O
Gọi a là số mol CuO phản ứng:
CuO + H2 --t0--> Cu + H2O
a a a a mol
Ta có nCuO bđ = 20 : 80 = 0,25 mol
→ nCuO dư = 0,25 – a mol
Theo đề bài, ta có:
mchất rắn = mCu + mCuO dư hay 16,8 = 64a + 80.(0,25 – a)
→ a = 0,2 mol; mCuO pư = 0,2.80 = 16 gam.
Vậy hiệu suất phản ứng: H = mtt/mlt .100% = 80%
Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm (2): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm (3): Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng; - Thí nghiệm (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
Câu A. (3), (4).
Câu B. (2), (4).
Câu C. (1), (2).
Câu D. (2), (3).
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm glucozơ, anđehit fomic và axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
nO2 = 0,1 mol
Hỗn hợp A gồm glucozo C6H12O6 <⇒ (CH2O)2
Do đó ta quy đổi hỗn hợp A là CH2O
Phản ứng cháy: CH2O + O2 -> CO2 + H2O
0,1 0,1 0,1
Khối lượng bình tăng bằng khối lượng của sản phẩm cháy (CO2, H2O)
m = mCO2 + mH2O = 0,1.44 + 0,1.18 = 6,2 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB