Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch : N2(k)+3H2(k) <=> 2NH3(k)                     ΔH = -92 kJ Cân bằng của phản ứng này chuyển dịch như thế nào khi thay đổi một trong các điều kiện sau đây ? Giải thích. 1. Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống. 2. Giảm nhiệt độ. 3. Thêm khí nitơ. 4. Dùng chất xúc tác thích hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch :

                     H = -92 kJ

Cân bằng của phản ứng này chuyển dịch như thế nào khi thay đổi một trong các điều kiện sau đây ? Giải thích.

1. Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

2. Giảm nhiệt độ.

3. Thêm khí nitơ.

4. Dùng chất xúc tác thích hợp.





Đáp án:

1. Khi tăng áp suất chung, cân bằng chuyển dịch theo chiều từ trái sang phải là chiều tạo ra số mol khí ít hơn.

2. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiéu từ trái sang phải là chiều của phản ứng toả nhiệt.

3. Khi thêm khí nitơ, khí này sẽ phản ứng với hiđro tạo ra amoniac, do đó cân bằng chuyển dịch từ trái sang phải.

4. Khi có mặt chất xúc tác, tốc độ của phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch tăng lên với mức độ như nhau, nên cân bằng không bị chuyển dịch. Chất xúc tác làm cho cân bằng nhanh chóng được thiết lập.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H2SO4, NaOH có cùn nồng độ là 0,5M. a) Lấy 1 ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau? b) Nếu thể tích dung dịch có trong mỗi ống nghiệm la 5ml. Hãy tính số gam chất tan có trong mỗi ống nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H2SO4, NaOH có cùn nồng độ là 0,5M.

   a) Lấy 1 ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau?

   b) Nếu thể tích dung dịch có trong mỗi ống nghiệm la 5ml. Hãy tính số gam chất tan có trong mỗi ống nghiệm.


Đáp án:

  a) Theo công thức: n = CM.V

   Muốn có số mol bằng nhau thì thể tích cũng bằng nhau

   Vì CM = 0,5 mol/l. Do đó ta phải lấy thể tích các dung dịch bằng nhau vào các ống nghiệm.

   b) Số mol chất tan có trong dung dịch của mỗi ống nghiệm:

   V = 5ml = 0,005lit

   n = CM.V = 0,5.0,005=0,0025(mol)

   mNaCl = n.M = 0,0025.58,5 = 0,14625(g)

   mH2SO4 = 0,0025.98 = 0,245(g)

   mNaOH = 0,0025.40 = 0,1(g)

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là


Đáp án:

Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là chu kì 3, nhóm VIA.

Xem đáp án và giải thích
Hóa hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hóa hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y là gì?


Đáp án:

nN2 = naxit = 0,2 mol

Gọi X là CnH2nO2 (x mol)

Y là CmH2m-2O4 (y mol)

x + y = 0,2 mol

x(14n + 32 ) + y(14m + 62) = 15,52

xn + ym = nCO2 = 0,48

⇒ x = 0,12; y = 0,08

⇒ 3n + 2m = 12

Ta có: n, m > 2 ⇒ n = 2 và m = 3.

=> X, Y lần lượt là  CH3-COOH và HOOC-CH2-COOH.

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO3, Na2S, HCl. Chỉ dùng một chất để nhận biết được cả 5 chất trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO3, Na2S, HCl. Chỉ dùng một chất để nhận biết được cả 5 chất trên?


Đáp án:

Thí nghiệm trên từng lượng nhỏ hóa chất.

    Cho quỳ tím vào từng dung dịch. HCl làm quì tím hóa đỏ, Na2CO3 làm quì tím hóa xanh.

    Cho HCl vào 3 mẫu thử còn lai. Lọ có khí thoát ra có mùi trứng thối là N2S, lọ có khí mùi sốc là Na2SO3, lọ còn lại không hiện tượng là NaCl.

    PTHH

    2HCl + Na2S → 2NaCl + H2S

    2HCl + Na2SO3 → 2NaCl + SO2 + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Cho 20,3 gam Gly-Ala-Gly tác dụng với 500ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20,3 gam Gly-Ala-Gly tác dụng với 500ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

Có: nGly – ala – gly = 20,3: 203 = 0,1 mol

Gly-Ala-Gly + 3KOH → muối + H2O

nKOH = 3nGlu – Ala – Glu = 3.0,1 < 0,5

⇒ KOH còn dư ⇒ nH2O = nX = 0,1 mol

Bảo toàn khối lượng ⇒ m = 20,3 + 0,5. 56 - 0,1. 18 = 46,5 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…