Phản ứng tạo ra C2H5Br
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng: HBr + C2H5OH (t0)→ ; C2H4 + Br2 →; C2H4 + HBr →; C2H6 + Br2 (kt, as1:1mol)→. Số phản ứng tạo ra C2H5Br là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3 Đáp án đúng

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Giải thích:

Chọn đáp án B HBr + C2H5OH (t0)→C2H5Br + H2O C2H4 + Br2 → C2H4Br2 C2H4 + HBr → C2H5Br C2H6 + Br2 (askt, 1:1mol)→ C2H5Br + HBr

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng: -Cl, =SO3 , =SO4 , -HSO4 , =CO3 , ≡PO4 , =S, -Br, -NO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng:

-Cl, =SO3 , =SO4 , -HSO4 , =CO3 , ≡PO4 , =S, -Br, -NO3.


Đáp án:

Công thức hóa học của các axit là:

HCl: axit clohidric.

H2SO4: axit sunfuric.

H2SO3: axit sunfurơ.

H2CO3: axit cacbonic.

H3PO4: axit photphoric.

H2S: axit sunfuhiđric.

HBr: axit bromhiđric.

HNO3: axit nitric.

Xem đáp án và giải thích
a) Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học. b) Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol O2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất? c) Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học.

b) Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol O2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất?

c) Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng:

2CO + O2 → 2CO2

b) Theo phương trình: nO2 = 0,5nCO = 0,5.20 = 10 mol

c) Hoàn chỉnh bảng

Thời điểm t1 nCO còn 15mol ⇒ nCO đã phản ứng = 20 - 15= 5mol

Theo pt nCO2 = nCO(pư) = 5 mol

nO2 pu = 0,5nCO pu = 0,5.5 = 2,5 mol

⇒ nO2 còn lại = 10 - 2,5 = 7,5 mol

Tương tự tính thời điểm t2 và thời điểm t3 ta được số liệu sau:

  Số mol
Các thời điểm Các chất phản ứng Sản phẩm
CO O2 CO2
Thời điểm ban đầu t0 20 10 0
Thời điểm t1 15 7,5 5
Thời điểm t2 3 1,5 17
Thời điểm kết thúc t3 0 0 20

Xem đáp án và giải thích
Este X có các đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau. - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Có các phát biểu: (1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức; (2) Chất Y tan vô hạn trong nước; (3) Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 1700C thu được anken; (4) Trong điều kiện thường chất Z ở trạng thái lỏng; (5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este X có các đặc điểm sau:

     - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau.

     - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Có các phát biểu:

     (1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức;               

     (2) Chất Y tan vô hạn trong nước;

     (3) Đun Z với dung dịch H2SO4  đặc ở 1700C thu được anken;

     (4) Trong điều kiện thường chất Z ở trạng thái lỏng;

     (5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

X là HCOOCH3 Þ Y là HCOOH và Z là CH3OH

(3) Sai, Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC không thu được anken.

(5) Sai, X không hòa tan được Cu(OH)2.

Số phát biểu đúng là 3.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X (gồm etyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon mạch hở) cần vừa đủ 0,79 mol O2, tạo ra CO2 và 10,44 gam H2O. Nếu cho 0,26 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X (gồm etyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon mạch hở) cần vừa đủ 0,79 mol O2, tạo ra CO2 và 10,44 gam H2O. Nếu cho 0,26 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là


Đáp án:

nH2O = 0,58 mol.

Gọi công thức chung của X là CxHyOz

CxHyOz + (x + y/4 – z/2)O2 —> xCO2 + y/2H2O

0,26…….……………0,79…………………………..…….0,58 (mol)

—> y = 58/13

và x + y/4 – z/2 = 79/26

—> x – z/2 = 25/13

X có z oxi nên mỗi phân tử X có z/2 liên kết pi không thể cộng Br2 (Do nằm trong COO).

Vậy để làm no X cần lượng Br2 là:

nBr2 = 0,26[(2x + 2 – y)/2 – z/2] = 0,26(x – z/2 – y/2 + 1) = 0,18

Xem đáp án và giải thích
Các ion Mg2+ và Na+ đều có 10 e chuyển động xung quanh hạt nhân. Ion nào có bán kính nhỏ hơn? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các ion Mg2+ và Na+ đều có 10 e chuyển động xung quanh hạt nhân. Ion nào có bán kính nhỏ hơn? Vì sao?



Đáp án:

Mg2+ và Na+ đều có 2 lớp electron (2e và 8e), nhưng Mg2+ có bán kính nhỏ hơn Na+ (0,065 nm và 0,095 nm). Nguyên nhân: Lực hút của hạt nhân đến các electron (10 e) của nguyên tử Mg (12+) lớn hơn lực hút của hạt nhân nguyên tử Na (11 +).


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…