Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho sơ đồ phản ứng sau: C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3CHO → CH3COOH → CH3COOC2H5 → C2H5OH. Biết rằng sản phẩm của mỗi phản ứng trong sơ đồ chỉ gồm một chất hữu cơ. Số phản ứng oxi hóa khử trong sơ đồ trên là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 3 Đáp án đúng

  • Câu C. 2

  • Câu D. 4

Giải thích:

Số phản ứng oxi hóa khử trong sơ đồ trên là: (1). C2H6 +Cl2 → C2H5Cl + HCl (2). C2H5OH +CuO → CH3CHO + Cu + H2O (3). CH3CHO + 1/2O2 → CH3COOH (4). CH3COOC2H5 (LiAlH4)→ C2H5OH + CH3CH2OH Chú ý: phản ứng CH3COOC2H5 (LiAlH4)→ C2H5OH là phản ứng oxi hóa‒khử vì mỗi phản ứng trong sơ đồ chỉ gồm một chất hữu cơ. Nếu (4) là phản ứng thủy phân este thì sẽ tạo ra hai chất hữu cơ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đồng có 2 đồng vị bền là 6329Cu và 6529Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm của đồng vị 6329Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đồng có 2 đồng vị bền là  và  . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm của đồng vị .



Đáp án:

ACu= (63.x+(65.(100x))) : 100=63,54x=73%


Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của nhóm cacbonyl, và nhận xét sự khác nhau giữa nhóm chức anđehit và nhóm xeton.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của nhóm cacbonyl, và nhận xét sự khác nhau giữa nhóm chức anđehit và nhóm xeton.


Đáp án:

Đặc điểm và cấu trúc anđehit và xeton

 - Nguyên tử C mang liên kết đôi có trạng thái lai hóa sp2.

    - Liên kết đôi C=O gồm 1 liên kết σ bền và 1 liên kết π không bền.

    - Liên kết C=O bị phân cực.

Trong cacbonyl trong phân tử xeton có cấu trúc tương tự nhóm cacbonyl trong phân tử anđehit. Tuy nhiên, nguyên tử cacbon trong phân tử xeton bị chướng ngại lập thể, liên kết C=O trong phân tử xeton ít phân cực hơn so với anđehit.

Xem đáp án và giải thích
Sau một thời gian điện phân 450ml dd CuSO4 người ta thu được 1,12 lít khí(đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt sạch trong dd còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 g. Nồng độ mol ban đầu của dd CuSO4 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau một thời gian điện phân 450ml dd CuSO4 người ta thu được 1,12 lít khí(đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt sạch trong dd còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 g. Nồng độ mol ban đầu của dd CuSO4 là?


Đáp án:

(K): Cu2+ + 2e → Cu

(A): 2H2O → O2 (0,05) + 4H+ + 4e (0,2 mol)

Bảo toàn e: nCu2+(đp) = 1/2. ne = 0,1 mol

Dung dịch sau điện phân có Cu2+ dư (do khối lượng đinh sắt tăng) và H+ (0,2mol)

Fe (x) + Cu2+ → Fe2+ + Cu (x mol) (1)

Fe (0,1) + 2H+ (0,2 mol) → Fe2+ + H2 (2)

mđinh sắt giảm = mCu sinh ra(1) – mFe pư (1+2) = 64x – 56x – 0,1.56 = 0,8g

⇒ x = 0,8 mol

⇒ nCu2+ đầu = 0,8 + 0,1 = 0,9

⇒ CM = 0,9/0,45 = 2 M

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích các hiện tượng sau : a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc. c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “ riêu cua” nổi lên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích các hiện tượng sau :

a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng 
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc.

c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “ riêu cua” nổi lên


Đáp án:

a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.

b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (muối chì, thủy ngân...) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học

c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein

Xem đáp án và giải thích
Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Tính thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Tính thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot


Đáp án:

mNaOH (trước điện phân) = (200.10)/100 = 20 (gam).

Điện phân dung dịch NaOH thực chất là điện phân nước:

H2O → 1/2 O2 (anot) + H2 (catot) → NaOH không đổi

Dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân

⇒ mdung dịch sau điện phân = 20:25% = 80 (gam)

⇒ mnước bị điện phân = 200 – 80 = 120 (gam)

⇒ nnước = 120/18 = 20/3 mol → Voxi = (20/3). (1/2). 22,4 = 74,7 lít và VH = (20/3).22,4 = 149,3 lít.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…