Dạng toán liên quan tới phản ứng đốt cháy cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 3,06

  • Câu B. 5,25

  • Câu C. 3,15 Đáp án đúng

  • Câu D. 6,02

Giải thích:

Phân tích: Nhìn vào đề bài ta thấy xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ đều là cacbohidrat nên ta gọi công thức chung của chúng là Cn(H2O)m. Khi đốt cháy ta có: Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O; Ta có nCO2 = nO2 = 2,52/22,4 = 0,1125 mol; Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mO2 + m = mCO2 + mH2O => m = 0,1125.44 + 1,8 - 0,1125.32 = 3,15g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong số các chất dưới đây, chất nào thuộc loại đơn chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các chất dưới đây, chất nào thuộc loại đơn chất


Đáp án:
  • Câu A. Nước.

  • Câu B. Muối ăn.

  • Câu C. Thủy ngân.

  • Câu D. Khí cacbonic.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3vào nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3vào nước.



Đáp án:

Cho dd tác dụng với dd AgNO3 có kết tử trắng chứng tỏ có ion Cl-

Thêm vài giọt dd H2SOđặc và mảnh Cu có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ có ion NO3-.

Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd trên thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần chứng tỏ có hidroxit lưỡng tính. Gạn để tách lấy dd (ddA) lắc phần kết tủa nếu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ chứng tỏ có ion Fe2+.

Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH4C1, có kết tủa xuất hiện chứng tỏ có Al3+. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch cho tác dụng với Na2S, có kết tủa trắng (ZnS) chứng tỏ có Zn2+ .




Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch?

Đáp án:
  • Câu A. Gly-Ala

  • Câu B. Glyxin.

  • Câu C. Metylamin.

  • Câu D. Metyl fomat.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu?


Đáp án:

nCu(NO3)2 = 0,3 mol = nCu ; nPb(NO3)2 = 0,1 mol = nPb

Các phương trình hóa học

Zn + Cu(NO3)2 → Cu + Zn(NO3)2 (1)

Zn + Pb(NO3)2 → Pb + Zn(NO3)2 (2)

Theo (1) 1 mol Zn (65gam) → l mol Cu khối lượng giảm 65 - 64 = 1 gam

0,3 mol Cu tạo ra khối lượng giảm 0,3 gam.

Theo (2) 1 mol Zn (65gam) 1 mol Pb khối lượng tăng 207 - 65 = 142 gam

0,1 mol Pb tạo ra khối lượng tăng 14,2 gam

⇒ Khối lượng lá kẽm sau phản ứng 100 - 0,3 + 14,2 = 113,9 gam.

Xem đáp án và giải thích
Có 4 bình mất nhãn đặt riêng biệt các chất: metanol, glixerol, dung dịch glucozơ, dung dịch anilin. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào để nhận ra từng chất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 bình mất nhãn đặt riêng biệt các chất: metanol, glixerol, dung dịch glucozơ, dung dịch anilin. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào để nhận ra từng chất



Đáp án:

- Cho AgNO3 trong dung dịch amoniac vào 4 mẫu thử chứa 4 chất và đun nóng, mẫu thử nào cho phản ứng tráng bạc là dung dịch glucozo.

- Cho 3 mẫu thử còn lại tác dụng với Cu(OH)2, mẫu thử nào cho dung dịch màu xanh lam là glixerol.

- Cho nuớc brom vào hai mẫu thử còn lại, mẫu thử nào cho kết tủa trắng là anilin, mẫu thử không có hiện tượng gì xảy ra là metanol.

 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…