Câu A. FeCO3 Đáp án đúng
Câu B. Fe3O4
Câu C. FeS2
Câu D. Al2O3. 2H2O
Chọn A. - Quặng boxit chứa thành phần chính là Al2O3. 2H2O. - Một số loại quặng sắt quan trọng: + Quặng hematit đỏ chứa Fe2O3 khan. + Quặng hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O. + Quặng manhetit chứa Fe3O4 là quặng giàu sắt nhất, nhưng hiếm có trong tự nhiên. + Ngoài ra còn có quặng xiđerit chứa FeCO3 , quặng pirit sắt chứa FeS2.
Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 5 gam oxi. Sau phản có chất nào còn dư?
S + O2 --t0--> SO2
nS = 0,1 mol
nO2 = 0,15626 mol
Lấy tỉ lệ số mol chia cho hệ số phản ứng ta có:
0,1/1 < 0,15626/1 ⇒ Vậy oxi dư, lưu huỳnh hết.
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng:
a) Oxi và ozon đều có tính chất oxi hóa.
b) Ozon có tính chất oxi hóa mạnh hơn oxi.
a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa
(1) Tác dụng với kim loại, oxi tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Pt, Au, Ag,… còn ozon tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.
3Fe + 2O2 → Fe3O4
2Ag + O3 → Ag2O + O2
(2) Tác dụng với phi kim
Oxi, ozon tác dụng với các nguyên tố phi kim (trừ halogen)
4P + 5O2 → 2P2O5
2C + 2O3 → 2CO2 + O2
(3) Tác dụng với hợp chất
Oxi và ozon tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi
Ozon là một trong số những chất có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn O2
- O2 không oxi hóa được Ag, nhưng O3 oxi hóa Ag thàn Ag2O:
2Ag + O3 → Ag2O + O2
- O2 không oxi hóa được I- nhưng O3 oxi hóa I- thành I2.
2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2
Giải thích:
- Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. nguyên tố oxi có độ âm điện lớn (3,5), chỉ kém flo (4). Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim rất hoạt động có tính oxi hóa mạnh
- So với phân tửu O2, phân tử O3 rất kém bền, dễ biến đổi phân hủy
O3 → O2 + O; 2O → O2
Oxi dạng nguyên tửu hoạt đồng hóa học mạnh hơn oxi ở dạng phân tử cho nên ozzon hoạt động hơn oxi.
Xà phòng hóa hoàn toàn 37g hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu?
Vì 2 chất đều phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:1 và cùng CTPT là C3H6O2
nhỗn hợp = 37/74 = 0,5 mol
⇒ nNaOH pư = 0,5 mol ⇒ mNaOH = 0,5.40 = 20g
Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
Câu A. Glucozơ
Câu B. Fructozơ
Câu C. Mantozơ
Câu D. Saccarozơ
Hỗn hợp m gam gồm glucozo và Fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,8 gam Br2 trong dung dịch nước. Hãy tính số mol của fructozo trong hỗn hợp ban đầu.
Phản ứng: C6H12O6 + Ag2O -AgNO3/NH3, to→ C6H12O7 + 2Ag
Ta có: nAg = 4,32/108 = 0,04(mol)
CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr
⇒ nglucozo = nBr2 = 0,8/160 = 0,005(mol)
nfructozo = (0,04/2) - 0,005 = 0,015 (mol)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB