Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình hóa học: a FeSO4 + b KMnO4 + c NaHSO4 -> x Fe2(SO4)3 + y K2SO4 + z MnSO4 + t Na2SO4 + u H2O. Với a, b, c, x, y, z, t, u là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số các chất trong phương trình hóa học trên là:

Đáp án:
  • Câu A. 28 Đáp án đúng

  • Câu B. 46

  • Câu C. 50

  • Câu D. 52

Giải thích:

2KNO3 + 56KHSO4 + 6Fe3O4 → 9Fe2(SO4)3 + 28H2O + 2NO + 29K2SO4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hoà tan hoàn toàn 35,05 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và KCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 35,05 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và KCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

Ta có: nFeCl2 = 0,1 mol; nKCl = 0,3 mol

Các phản ứng tạo kết tủa:

Ag+ + Cl- → AgCl

Ag+ + Fe3+ → Ag + Fe2+

m = mAgCl + mAg = 82,55 gam

Xem đáp án và giải thích
Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau : Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau : Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng.


Đáp án:

Gọi kim loại là M

Giả sử khối lượng ban đầu của thanh kim loại M là 1(gam), lượng kim loại tham gia phản ứng là x(mol)

M + Cd(NO3)2 → M(NO3)2 + Cd (1)

Theo (1):

1 mol M (M gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng (112-M) gam

⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (112-M).x gam

% khối lượng tăng = [112-M).x]/1 . 100% = 0,47% (*)

M + Pb(NO3)2 → M(NO3)2 + Pb (2)

Theo (2):

1 mol M (M gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207- M) gam

⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (207- M).x gam

% khối lượng tăng = [(207- M).x]/1.100% = 1,42% (**)

Từ (*) và (**) => [112 - M]/[207 - M] = 0,47/1,42 => M = 65, M là Zn.

Xem đáp án và giải thích
Hãy ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau: a) Xicloankan là một loại hiđrocacbon mạch vòng [] b) Hiđrocacbon mạch vòng là xicloankan [] c) Công thức phân tử của monoxicloankan là (CH2)n [] d) Công thức phân tử của xicloankan là CnH2n [] e) Công thức phân tử của monoxicloankan là CnH2n [] g) 6 nguyên tử C ở xiclohexan cùng nằm trên 1 mặt phẳng [] h) 6 nguyên tử C xiclohexan không cùng nằm trên 1 mặt phẳng []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau:

a) Xicloankan là một loại hiđrocacbon mạch vòng []

b) Hiđrocacbon mạch vòng là xicloankan []

c) Công thức phân tử của monoxicloankan là (CH2)n []

d) Công thức phân tử của xicloankan là CnH2n []

e) Công thức phân tử của monoxicloankan là CnH2n []

g) 6 nguyên tử C ở xiclohexan cùng nằm trên 1 mặt phẳng []

h) 6 nguyên tử C xiclohexan không cùng nằm trên 1 mặt phẳng []


Đáp án:

a) Đ

b) S

c) Đ (n ≥ 3)

d) S

e) Đ

g) S

h) Đ

Xem đáp án và giải thích
Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng muối tạo thành?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng muối tạo thành?


Đáp án:

Ta có mCu = 2,94 gam, mFe = 1,96 gam, nFe = 0,035 mol; nCu = 0,046 mol.

→ Sau phản ứng còn 2,3 gam < 2,94 gam → chất rắn không tan là Cu, dung dịch sau phản ứng chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.

Có nFe(NO3)2 = nFe = 0,035 mol;

nCu(NO3)2 = nCu pư = (2,94 – 2,3) : 64 = 0,01 mol

→ mmuối = mFe(NO3)2 + mCu(NO3)2 = 0,035.180 + 0,01. 188 = 8,18 gam.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các tương ứng: a)Na -> Na+ b) Mg -> Mg2+ c)Al -> Al3+ d)Cl -> Cl- e) S -> S2- f)O -> O2-
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các tương ứng:

a)Na -> Na+

b) Mg -> Mg2+

c)Al -> Al3+

d)Cl -> Cl-

e) S -> S2-

f)O -> O2-


Đáp án:

a) Na -> Na+ + le.

b) Mg -> Mg2+ +2e.

c) Al -> Al3+ + 3e.

d) Cl + le -> Cl-.

e) S + 2e -> S2-.

f) O + 2e -> O2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…