Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi là 7:3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi là 7:3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là gì?


Đáp án:

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On

Giả sử có 1 mol Fe2On.

=> Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112 gam.

Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n gam.

Ta có: mFe : mO = 7 : 3 hay 112/16n = 7/3

 => n = 3

Công thức oxit cần tìm là Fe2O3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

BTKL: mH2O = m a.a + m(COOH)2 + mNaOH – m chất rắn = 14,19 + 0,05.90 + 0,3.40 – 26,19 = 4,5 gam

=> nH2O = 0,25 mol < nNaOH => NaOH dư, các chất trong X phản ứng hết

nH2O = na.a + 2n(COOH)2 => na.a = 0,25 – 2.0,05 = 0,15 mol

=> M a.a = 14,19 : 0,15 = 94,6 => R = 33,6

Hỗn hợp muối sau phản ứng với HCl gồm:

ClH3N-R-COOH: 0,15 mol

NaCl: 0,3 mol

=> m muối = 0,15(52,5 + R + 45) + 0,3.58,5 = 37,215 gam

Xem đáp án và giải thích
sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính. Đá vôi ( thành phần chính là chất canxi cacbonat) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau. Sau đó đá vôi được xếp vào lò nung nóng thì thu được vôi sống ( chất canxi oxit), và khí cacbon đioxit thoát ra. Hãy cho biết ở công đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí, công đoạn nào xảy ra hiện tượng hóa học. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính. Đá vôi ( thành phần chính là chất canxi cacbonat) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau. Sau đó đá vôi được xếp vào lò nung nóng thì thu được vôi sống ( chất canxi oxit), và khí cacbon đioxit thoát ra.

   Hãy cho biết ở công đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí, công đoạn nào xảy ra hiện tượng hóa học. Giải thích.


Đáp án:

   Giai đoạn: Đá vôi đập thành cục nhỏ. Hiện tượng vật lí vì đá vôi biến đổi hình dạng.

   Giai đoạn 2: Đá vôi nung nóng thu được vôi sống và khí cacbon đioxit là hiện tượng hóa học vì đá vôi đã biến đổi thành chất khác.

Xem đáp án và giải thích
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.


Đáp án:

Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, theo bảng tuần hoàn suy ra công thức hợp chất khí với hidro của nó là RH2, trong phân tử RH2, có 5,88%H về khối lượng nên R có 100% - 5,88% = 94,12% về khối lượng.

⇒ R = 32 ⇒ R là S. Công thức phân tử là SO3 và H2S.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam than (C) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 11,2 lít hỗn hợp X gồm 2 khí (đktc) (NO2 là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam than (C) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 11,2 lít hỗn hợp X gồm 2 khí (đktc) (NO2 là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là gì?


Đáp án:

C (x) + 4HNO3 → CO2 (x) + 4NO2 (4x mol) + 2H2O

5x = 0,5 ⇒ x = 0,1 ⇒ m = 1,2 gam

Xem đáp án và giải thích
So sánh tính chất hoá học của: a. Anken với ankin b. Ankan với ankylbenzen Cho ví dụ minh hoạ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 So sánh tính chất hoá học của:

a. Anken với ankin

b. Ankan với ankylbenzen

Cho ví dụ minh hoạ


Đáp án:

a) So sánh tính chất hóa học anken và ankin:

– Giống nhau:

+ Cộng hiđro ( xúc tác Ni, t0)

CH2=CH2 + H2  -- CH3-CH3

CH≡CH + H2 - CH3-CH3

+ Cộng brom (dung dịch).

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

CH≡CH + 2Br2 → CHBr2-CHBr­2

+ Cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

+ Làm mất màu dung dịch KMnO4.

3CH≡CH + 4H2O + 8KMnO4 → 3(COOH)2 + 8MnO2↓ + 8KOH

3CH2=CH2 +2KMnO4+ 4H2O → 3CH2(OH)-CH2(OH) + 2MnO2↓ + 2KOH

– Khác nhau:

+ Anken: Không có phản ứng thế bằng ion kim loại.

+ Ankin: Ank-1-in có phản ứng thế bằng ion kim loại.

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag-CH-CH-Ag↓ (vàng) + 2NH4NO3

b) ankan và ankylbenzen

Giống nhau:

+ phản ứng thế với halogen:

CH3-CH2-CH3 + Cl2     -- CH3-CHCl-CH3 + HCl

C6H5CH3 + Cl2     -- C6H5CH2Cl + HCl

Khác nhau:

+ Ankan có phản ứng tách, còn ankyl benzen thì không

C4H10 → C4H8 + H2

+ ankyl benzen có phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với dd KMnO4 còn ankan thì không có.

C6H5CH3 + H2  --C6H11CH3

C6H5CH3 +2KMnO4   -- C6H5COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…