Phản ứng bị oxi hóa bởi Cu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp Ag và Cu (hỗn hợp X): (a)Cho X vào bình chứa một lượng khí O3 (ở điều kiện thường); (b)Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc); (c)Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl không có mặt O2; (d)Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3. Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là


Đáp án:
  • Câu A.

    d

    Đáp án đúng

  • Câu B.

    a

  • Câu C.

    b

  • Câu D.

    c

Giải thích:

(a). 3Cu +O3 → 3CuO

      Ag + O3 → Ag2O +O

(b) Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 +2H2O

     Ag + 2HNO3 →AgNO3 + NO2 +H2O

(c) Cu và Ag đều không tác dụng với dung dịch HCl

(d) Cu +2FeCl3  → CuCl2 + 2FeCl2

      Ag + FeCl3 → không phản ứng

=> Đáp án A đúng

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho X, Y (MX < MY) là hai este mạch hở, có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn X hoặc Y luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) trong 400 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp G chứa 2 muối. Cho F vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có khí H2 thoát ra và khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn G cần vừa đủ 0,42 mol O2. Tính tổng số nguyên tử trong phân tử Y?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho X, Y (MX < MY) là hai este mạch hở, có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn X hoặc Y luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) trong 400 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp G chứa 2 muối. Cho F vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có khí H2 thoát ra và khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn G cần vừa đủ 0,42 mol O2. Tính tổng số nguyên tử trong phân tử Y?


Đáp án:

Bảo toàn gốc OH: nOH ancol = nKOH = 1.0,4 = 0,4 mol

-OH + Na → -ONa + 1/2 H2 ↑

Bảo toàn khối lượng: mF = 15,2 + 0,2.2 = 15,6 g.

Bảo toàn khối lượng: mmuối = 30,24 + 0,4.56 – 15,6 = 37,04 g.

Bảo toàn nguyên tố kali: nCOOK = nKOH = 0,4 mol; nK2CO3 = 0,2 mol

Đốt cháy G được: nCO2 = x; nH2O = y; nK2CO3 = 0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố Oxi: 0,4.2 + 0,42.2 = 0,2.3 + 2x + y (1)

Bảo toàn khối lượng: 37,04 + 0,42.32 = 0,2.138 + 44x + 18y (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,52 mol; y = 0 mol → muối không chứa H. Vậy muối phải là của axit 2 chức

→ X, Y là hai este 2 chức → nX = 0,12 mol; nY = 0,08 mol

Đặt số C trong gốc axit của X và Y là a và b

nC(X) + nC(Y) = nC(F) + nC(G) → 0,12a + 0,08b = 0,2 + 0,52

Giải phương trình nghiệm nguyên: a = 2, b = 6

→ 2 muối là (COOK)2 và KOOCC≡C–C≡CCOOK

Mặt khác, đốt X hay Y đều cho nCO2 = nO2

→ Có dạng cacbohidrat Cn(H2O)m

Lại có X và Y đều là este 2 chức → m = 4 → X, Y đều chứa 8H trong phân tử

Do X và Y mạch hở → 2 ancol đều đơn chức → nF = nOH = 0,4 mol → MF = 39 → F có chứa ancol CH3OH

→ X là CH3OOCCOOC2H5; Y là CH3OOCC≡C–C≡CCOOC2H5 chứa 21 nguyên tử

Xem đáp án và giải thích
Chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường ?


Đáp án:

axetilen làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra b. Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A c. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.

a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra

b. Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A

c. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu


Đáp án:

a. Phương trình hóa học

(1) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

(2) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

b. nNO = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2nCu = 3nNO => nCu = 1,5nNO = 1,5.0,1 = 0,15 mol

=> mFe2O3 = mhỗn hợp – mCu = 25,6 – 0,15.64 = 16 gam => nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 mol

=> %mFe2O3 = (16 : 25,6).100% = 62,5%

c.

Theo PTHH (1) và (2): nHNO3 pư = 8nCu/3 + 6nFe2O3 = 8.0,15/3 + 6.0,1 = 1 mol

=> nHNO3 bđ = nHNO3 pư.120/100 = 1,2 mol => VHNO3 = 1,2.22,4 = 26,4 lít

Xem đáp án và giải thích
Hiđrocacbon mạch hở X có công thức phân tử C4Hx tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđrocacbon mạch hở X có công thức phân tử C4Hx tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là bao nhiêu?


Đáp án:

Có 3 chất thỏa mãn:

HC≡C – C≡CH; CH2 = CH – C≡CH; CH3 - CH2 – C≡CH

Xem đáp án và giải thích
Cho các muối sau: KCl, NaNO3, BaCl2, CaCO3, BaCO3, MgCl2, những muối nào tan trong nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các muối sau: KCl, NaNO3, BaCl2, CaCO3, BaCO3, MgCl2, những muối nào tan trong nước?


Đáp án:

- Những muối của natri, kali đều tan

- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...

- Phần lớn các muối cacbonat không tan trừ muối của natri, kali

⇒ những muối tan trong nước là: KCl, NaNO3, BaCl2, MgCl2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…