Cho lượng khí amoniac đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M. 1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng. 2. Tính thể tích khí nitơ (đktc) được tạo thành sau phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho lượng khí amoniac đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M.

1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

2. Tính thể tích khí nitơ (đktc) được tạo thành sau phản ứng





Đáp án:

1. Phương trình hoá học của các phản ứng :

2NH3 + 3CuO --> N2 + 3Cu + 3H2O

Chất rắn A thu được sau phản ứng gồm Cu và CuO còn dư. Chỉ có CuO phản ứng với dung dịch HCl :

CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O (2)

2. Số mol HCl phản ứng với CuO : nHCl = 0,02.1 = 0,02 (mol).

Theo (2), số mol CuO dư : nCuO = số mol HCl =  = 0,01 (mol).

Số mol CuO tham gia phản ứng (1) = số mol CuO ban đầu - số mol CuO dư = 0,01 = 0,03 (mol).

Theo (1), số mol NH3 = số mol CuO = .0,03 = 0,02 (mol) và số mol N2 = số mol CuO = .0,03 = 0,01 (mol).

Thể tích khí nitơ tạo thành : 0,01.22,4 = 0,224 (lít) hay 224 ml.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa?


Đáp án:

Lấy sự ăn mòn sắt làm thí dụ:

- Trong không khí ẩm, trên bề mặt của lớp sắt luôn có một lớp nước rất mỏng đã hòa tan O2 và CO2 trong khí quyển tạo thành một dung dịch chất điện li.

- Sắt và các tạp chất (chủ yếu là cacbon) cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là cực âm và cacbon là cực dương.

- Tại cực âm : sắt bị oxi hóa thành ion Fe2+: Fe → Fe2+ + 2e

Các electron được giải phóng chuyển dịch đến cực dương.

-Tại vùng cực dương : O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit.

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Các ion Fe2+ di chuyển từ vùng anot qua dung dịch điện li yếu đến vùng catot và kết hợp với ion OH- để tạo thành sắt (II) hiđroxit. Sắt (II) hiđroxit tiếp tục bị oxi hóa bởi oxi của không khí thành sắt (III) hiđroxit.

Chất này bị phân hủy thành sắt II oxit.

 

Xem đáp án và giải thích
Một polime Y có cấu tạo như sau : … –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– … Công thức một mắt xích của polime Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một polime Y có cấu tạo như sau :

… –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– …

Công thức một mắt xích của polime Y?


Đáp án:

Để làm được loại câu hỏi này, ta cần xác định được monome của polime.

Từ cấu tạo của Y ta nhận thấy, monome của Y là CH2=CH2

=> 1 mắt xích của chất Y có công thức là: –CH2–CH2

Xem đáp án và giải thích
Bài tập về xenlulozo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Từ 1 tấn mùn cưa chứa 60% xenlulozo điều chế ancol etylic 70o , hiệu suất của quá trình là 70%, khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 g/ml. Thể tích ancol 70o thu được là :


Đáp án:
  • Câu A. 208,688 lit

  • Câu B. 298,125 lit

  • Câu C. 452,893 lit

  • Câu D. 425,926 lit

Xem đáp án và giải thích
Công thức cấu tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho axit acrylic tác dụng với ancol đơn chức X, thu được este Y. Trong Y, oxi chiếm 32% về khối lượng. Công thức của Y là


Đáp án:
  • Câu A. C2H3COOCH3

  • Câu B. CH3COOC2H5

  • Câu C. C2H5COOC2H3

  • Câu D. C2H3COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không? a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2 b) Khí oxi O2 và khí clo Cl2 c) Khí hiđro iotua HI và khí clo Cl2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không?

a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2

b) Khí oxi O2 và khí clo Cl2

c) Khí hiđro iotua HI và khí clo Cl2


Đáp án:

a) Khí hiđro sunfua H2S và khí SO2 không cùng tồn tại trong một bình chứa vì H2S chất khử mạnh, SO2 là chất oxi hóa.

2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

b) Khí oxi và khí clo có thể tồn tại trong một bình vì O2 không tác dụng trực tiếp với Cl2

c) Khí HI và Cl2 không tồn tại trong một bình vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh

Cl2 + 2HI → 2HCl + I2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…