Phần trăm khối lượng
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là

Đáp án:
  • Câu A. 55,24%.

  • Câu B. 54,54%.

  • Câu C. 45,98%. Đáp án đúng

  • Câu D. 64,59%.

Giải thích:

Gọi số mol Ala-K(C3H6O2NK) và Val-K(C5H10O2NK) là x và y mol Khi đốt cháy : nN(muối) = x + y = 2nN2 = 0,22 mol => nN(muối) = nK = 2nK2CO3 => nK2CO3 = 0,11 mol Mặt khác ta thấy số H gấp đôi số C trong muối hữu cơ => nC = ½ nH => nCO2 + nK2CO3 = nH2O . Có mCO2 + mH2O = 50,96g => nCO2 = 0,79 mol ; nH2O = 0,9 mol Bảo toàn Oxi : 2nmuối aminoaxit + 2nO2 = 3nK2CO3 + 2nCO2 + nH2O => nO2 = 1,185 mol Ta có : nC = 3x + 5y = nK2CO3 + nCO2 = 0,9 mol => x= 0,1 mol ; y = 0,12 mol => m + 11,42 = 0,1.127 + 0,12.155 => m = 19,88g Giả sử trong M có : x mol X ( a nhóm Val ; (4-a) nhóm Ala) y mol Y (b nhóm Val ; (5-b) nhóm Ala) => nN = 4x + 5y = 2nN2 = 0,22 mol (*) Khi phản ứng thủy phân : +/ tetrapeptit + 4KOH --> muối + H2O +/ Pentapeptit + 5KOH --> muối + H2O =>Bảo toàn khối lượng : mmuối – mpeptit = mKOH – mH2O => 11,42 = 4.56x – 18x + 5.56y – 18y (**) Từ (*) và (**) => x = 0,03 mol ; y = 0,02 mol Có nVal = ax + by = 0,12 mol => 3a + 2b = 12 => a = 2 ; b = 3 hoặc a = 4 ; b = 0 thỏa mãn +/ TH1 : Y là (Ala)2(Val)3 => %mY(M) = 45,98% Có đáp án C thỏa mãn => Không cần xét TH2 nữa =>C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các loại phản ứng hóa học sau: (1) phản ứng hóa hợp (2) Phản ứng phân hủy (3) Phản ứng oxi hóa – khử Những biến đổi hóa học sau đây thuộc loại phản ứng nào: a) Nung nóng canxicacbonat b) Sắt tác dụng với lưu huỳnh c) Khí CO đi qua chì (II) oxit nung nóng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các loại phản ứng hóa học sau:

   (1) phản ứng hóa hợp

   (2) Phản ứng phân hủy

   (3) Phản ứng oxi hóa – khử

   Những biến đổi hóa học sau đây thuộc loại phản ứng nào:

   a) Nung nóng canxicacbonat

   b) Sắt tác dụng với lưu huỳnh

   c) Khí CO đi qua chì (II) oxit nung nóng?


Đáp án:

 a) Phản ứng phân hủy: CaCO3  --t0--> CO2 + CaO

   b) PHản ứng hóa hợp:

    Fe + S → FeS

   c) Phản ứng oxi hóa – khử:

   CO + PbO → Pb + CO2

Xem đáp án và giải thích
Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy.


Đáp án:

Khối lượng C trong 1kg than là: mC = 0,96 kg = 960g

nC =80 mol

C + O2 --t0--> CO2

80 → 80 (mol)

VO2 = 80.22,4 = 1792 lít.

Xem đáp án và giải thích
Thả một viên bi sắt nguyên chất hình cầu nặng 5,6 gam vào 200 ml dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Khi khí ngừng thoát ra thì đường kính viên bi còn lại bằng 1/2 đường kính ban đầu (giả sử viên bi bị ăn mòn đều về mọi phía).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thả một viên bi sắt nguyên chất hình cầu nặng 5,6 gam vào 200 ml dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Khi khí ngừng thoát ra thì đường kính viên bi còn lại bằng 1/2 đường kính ban đầu (giả sử viên bi bị ăn mòn đều về mọi phía). Tìm x?


Đáp án:

mtrước : msau = Vtrước : Vsau = (Rtrước/Rsau)3 = 8

⇒ msau = 0,7 ⇒ mFe pư = 4,9g

nHCl = 2nFe pư = 0,175mol ⇒ x = 0,875

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp electron?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp electron?


Đáp án:

Tên của các lớp electron:

- ứng với n = 1 là lớp K.

- ứng với n = 2 là lớp L.

- ứng với n = 3 là lớp M.

- ứng với n = 4 là lớp N.

Số phân lớp electron trong mỗi lớp:

- Lớp K có 1 phân lớp (ls).

- Lớp L có 2 phân lớp (2s, 2p).

- Lớp M có 3 phân lớp (3s, 3p, 3d).

- Lớp N có 4 phân lớp (4s, 4p, 4d, 4f).

Xem đáp án và giải thích
Dẫn hỗn hợp khí X gồm axetilen và anđehit axetic vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac thấy tạo ra kết tủa gồm hai chất. Lấy kết tủa cho vào dung dịch axit HCl dư thấy có khí bay lên và còn một phần không tan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 đặc thấy có khí màu nâu bay lên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để giải thích quá trình thí nghiệm trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn hỗn hợp khí X gồm axetilen và anđehit axetic vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac thấy tạo ra kết tủa gồm hai chất. Lấy kết tủa cho vào dung dịch axit HCl dư thấy có khí bay lên và còn một phần không tan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 đặc thấy có khí màu nâu bay lên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để giải thích quá trình thí nghiệm trên.


Đáp án:

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

Lọc kết tủa: AgC≡CAg và Ag cho vào HCl chỉ có AgC≡CAg phản ứng:

AgC≡CAg + 2HCl → HC≡CH↑ + 2AgCl↓

Phần không tan Y là Ag và AgCl, hòa tan trong HNO3 đặc chỉ có Ag phản ứng:

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2nâu↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…