Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:
a) 20g KCl trong 600g dung dịch.
b) 32g NaNO3 trong 2kg dung dịch.
c) 75g K2SO4 trong 1500g dung dịch.
Áp dụng công thức: C% = mct/mdd . 100%
a. C% = (20/600).100% = 3,3%
b. 2kg = 2000g
C% = 1,6%
c. C% = 5%
Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ những từ thích hợp:
Đơn chất tạo nên từ một ... nên công thức hóa học chỉ gồm một ... còn ... tạo nên từ hai, ba ... Nên công thức hóa học gồm hai, ba ... Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số ... có trong một...
Đơn chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học nên công thức hóa học chỉ gồm một kí hiệu hóa học còn hợp chất tạo nên từ hai, ba nguyên tố hóa học nên công thức hóa học gồm hai, ba kí hiệu hóa học Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số nguyên tử có trong một phân tử hợp chất.
Có ba mẫu phân bón hoá học không ghi nhãn là : phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân lân Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.
Lấy một lượng nhỏ mỗi mẫu phân bón vào ống nghiệm. Thêm 4 - 5 ml nước, khuấy kĩ và lọc lấy nước lọc.
Lấy 1 ml nước lọc của từng loại phân bón vào ống nghiệm. Nhỏ vào mỗi ống vài giọt dung dịch Na2CO3, nếu có kết tủa trắng thì phân bón hoá học đó là Ca(H2PO4)2 :
Na2CO3 + Ca(H2PO4)2 → CaCO3 + 2NaH2PO4
- Lấy 1 ml nước lọc của hai loại phân bón còn lại, thử bằng dung dịch AgNO3, nếu có kết tủa trắng thì phân bón đó là KCl :
KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3
- Nước lọc nào không có phản ứng hoá học với hai thuốc thử trên là NH4NO3.
Câu A. . Metanol
Câu B. Etanol và metanol
Câu C. Metanoic
Câu D. Metanoic và Etanoic
Những khí thải (CO2, SO2 ...) trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích. Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.
Những khí thải trong quá trình luyện gang, thí dụ như SO2, CO2 ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
– Khí SO2 gây ô nhiễm không khí, độc hại cho con người và động thực vật.
– Làm cho nồng độ axit trong nước mưa cao hơn mức bình thường.
SO2 + H2O → H2SO3
H2SO3 tiếp tục bị oxi hóa thành H2SO4.
CO2 + H2O → H2CO3
Biện pháp chống ô nhiễm môi trường:
– Xây dựng hệ thống liên hoàn xử lí khí thải độc hại trước khi đưa khí thải ra ngoài không khí.
– Trồng vành đai xanh để háp thụ khí CO2.
Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
B1: Cho H2O vào thì sẽ thấy BaCO3 và BaSO4 không tan còn 3 muối Na đều tan.
B2: Sục CO2 vào 2 lọ đựng BaCO3 và BaSO4 , nếu lọ nào thấy kết tủa tan thì đó là lọ đựng BaCO3 còn lọ đựng BaSO4 không có hiện tượng gì cả
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
B3:Cho Ba(HCO3)2 vừa tạo ra vào 3 lọ muối Na
Lọ nào k phản ứng là lọ đựng NaCl
Lọ nào tạo ra kết tủa là Na2CO3 và Na2SO4
Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaCO3
Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaSO4
B4: Cho sục khí CO2 vào 2 lọ chưa nhận biết đượcchất ở B3
Lọ nào thấy kết tủa tan là lọ đựng BaCO3 hay ban đầu đựng Na2CO3
Lọ đựng sản phẩm BaSO4 sẽ k có ht gì cả
BaCO3 + CO2 + H2O→ Ba(HCO3)2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet