Phân biệt glucozơ, saccarozơ, và tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ, và hồ tinh bột có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử ?


Đáp án:
  • Câu A. AgNO3/NH3 và NaOH

  • Câu B. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3. Đáp án đúng

  • Câu C. HNO3 và AgNO3/NH3.

  • Câu D. Nước brom và NaOH.

Giải thích:

- Glucôzơ: Cu(OH)2: Phức xanh lam, AgNO3/NH3: Kết tủa bạc. - Saccarôzơ: Cu(OH)2: Phức xanh lam, AgNO3/NH3: Không hiện tượng. - Hồ tinh bột: Cu(OH)2: Không hiện tượng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là chất gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là chất gì?


Đáp án:

Mg + 2H2SO4(đ) -to→ MgSO4 + SO2 ↑ +2H2O

2Fe + 6H2SO4(đ) -to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O

Sau phản ứng Fe dư:

Fe dư + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

→ Chất tan có trong dung dịch Y gồm MgSO4 và FeSO4

Xem đáp án và giải thích
Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là


Đáp án:
  • Câu A. HCOONH3CH2CH3.    

  • Câu B. CH3COONH3CH3.

  • Câu C. CH3CH2COONH4.

  • Câu D. HCOONH2(CH3)2.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định amin dựa vào tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là:


Đáp án:
  • Câu A. anilin

  • Câu B. metylamin

  • Câu C. đimetylamin

  • Câu D. benzylamin

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp N2 và H2 trong bình phản ứng ở nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất các khí trong bình thay đổi 5% so với áp suất ban đầu, biết rằng số mol N2 đã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm số mol N2 trong hỗn hợp ban đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp N2 và H2 trong bình phản ứng ở nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất các khí trong bình thay đổi 5% so với áp suất ban đầu, biết rằng số mol N2 đã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm số mol N2 trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu %?


Đáp án:

N2 + 3H2 -toC→ 2NH3

Áp suất thay đổi 5% so với áp suất ban đầu

nsau/ntrước . nsau/ntrước = 95/100

Giả sử trước phản ứng có 1 mol ⇒ sau phản ứng có 0,95 mol

ntrước – nsau = 2nN2 pư = 0,05 mol

nN2 ban đầu = 0,025 : 10% = 0,25 ⇒ %nN2 = 25%

Xem đáp án và giải thích
Bài toán đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm số mol của anken trong X là:


Đáp án:
  • Câu A. 40%

  • Câu B. 50%

  • Câu C. . 25%.

  • Câu D. 75%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…