Phân biệt các khái niệm: a) Peptit và protein. b) Protein đơn giản và protein phức tạp. c) Protein phức tạp và axit nucleic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các khái niệm:

a) Peptit và protein.

b) Protein đơn giản và protein phức tạp.

c) Protein phức tạp và axit nucleic.


Đáp án:

a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,...

Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về tính chất vật lí chung của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại ?


Đáp án:
  • Câu A. Tính cứng.

  • Câu B. Tính dẫn điện.

  • Câu C. Ánh kim.

  • Câu D. Tính dẻo.

Xem đáp án và giải thích
Phương trình ion rút gọn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: (a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S (c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl (d) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S (e) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Axit sunfuric - Muối sunfat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96% S; 62,92 %O và 1,12 %H. Hợp chất này có công thức hóa học là:

Đáp án:
  • Câu A. H2SO3.

  • Câu B. H2SO4.

  • Câu C. H2S2O7.

  • Câu D. H2S2O8.

Xem đáp án và giải thích
Tại sao máu chúng ta lại có màu đỏ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tại sao máu chúng ta lại có màu đỏ?


Đáp án:

Trong máu chứa hồng cầu, mà trong hồng cầu chứa huyết sắc tố đó cũng là một nguyên nhân giải thích máu người chúng ta có màu đỏ. Huyết sắc tố chính là Hemoglobin là một protein màu gồm 2 thành phần là nhân hem và globin. Hem là một sắc tố màu đỏ, nó rất quan trọng trong việc vận chuyển oxi trong dòng máu trong cơ thể. Hem chứa một nguyên tử sắt liên kết với oxi, và chính phân tử này đã vận chuyển oxi từ phổi bạn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Mặt khác mắt chúng ta thấy được màu sắc đặc biệt của các chất hóa học dựa trên các bước sóng ánh sáng mà chúng phản xạ. Vì huyết sắc tố liên kết với oxi hấp thụ ánh sáng màu xanh lam nên chúng phản xạ ánh sáng đỏ cam vào mắt của người nhìn, làm xuất hiện màu đỏ. Đó là lý do vì sao khiến máu chuyển sang màu đỏ tươi sáng khi oxi liên kết với sắt, nếu không có oxi máu chúng ta sẽ có màu đỏ đậm hơn.

Xem đáp án và giải thích
Cho các oxit : As2O3,Sb2O3,Bi2O3 a) Hãy cho biết số oxi hóa các nguyên tố nhóm nitơ trong các oxit đó. b) Hãy viết công thức các hiđroxit tương ứng với các oxit trên. c) Hãy sắp xếp các oxit và các hiđroxtrên theo chiều tính axit tăng dần và tính bazơ giảm dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các oxit : 

a) Hãy cho biết số oxi hóa các nguyên tố nhóm nitơ trong các oxit đó.

b) Hãy viết công thức các hiđroxit tương ứng với các oxit trên.

c) Hãy sắp xếp các oxit và các hiđroxtrên theo chiều tính axit tăng dần và tính bazơ giảm dần.


Đáp án:

a) Số oxi hóa +3;




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…