Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam KClO3 sau phản ứng thấy thoát ra V lít khí oxi (đktc). Tính giá trị của V ?
nKClO3 = 0,2 mol
2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑
0,2 → 0,3 (mol)
nO2 = 1,5.nKClO3 = 0,3 mol
Vậy VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Đốt cháy 28ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 67,2ml khí oxi.
a) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích khí CO2 sinh ra.
(Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
Do các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên tỉ lệ về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol.
Gọi thể tích metan (CH4) là x (ml); thể tích axetilen (C2H2) là y (ml)
Theo bài ra: Vhh khí = 28 (ml)
→ x + y = 28 (1)
Phương trình phản ứng
CH4 + 2O2 --t0--> CO2 + 2H2O
x 2x x
2C2H2 + 5O2 --t0--> 4CO2 + 2H2O
y 2,5y 2y
Theo bài ra thể tích khí oxi là 67,2 ml
→ 2x + 2,5y = 67,2 ml (2)
Từ (1) và (2) giải hệ phương trình được: x = 5,6 (ml) và y = 22,4 (ml).
a/ Phần trăm thể tích từng khí là:
%VCH4 = (5,6.100)/28 = 20%
=> %VC2H2 = 80%
b/ Theo phương trình phản ứng ở trên có:
Thể tích khí CO2 = x + 2y = 5,6 + 2.22,4 = 50,4 (ml).
Câu A. Lysin.
Câu B. Alanin.
Câu C. Axit glutamic.
Câu D. Axit amino axetic.
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) và 400ml dung dịch HCl 0,1 M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng với vừa hết 800ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là:
Câu A. 0,2
Câu B. 0,25
Câu C. 0,1
Câu D. 0,15
Tại sao những kim loại như sắt, nhôm không có ở dạng đơn chất trong vỏ Trái Đất ?
Al, Fe là kim loại hoạt động hoá học mạnh nên chúng chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.
Trạng thái và tính tan của các amino axit là :
Câu A. Chất lỏng dễ tan trong nước
Câu B. Chất rắn dễ tan trong nước
Câu C. Chất rắn không tan trong nước
Câu D. Chất lỏng không tan trong nước
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip