Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch. a)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế. b)   Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ? c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng. 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch.

a)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế.

b)   Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ?

c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng. 




Đáp án:

a) CM = 0,464M

b) Trong 1 ml dung dịch CuSO4 có :

nCu2+ = nSO2- = nCuSO4 = 0,464.10-3 (mol)

Số ion Cu2+ = số ion SO42-= 0,464.10-3.6,02.1023 = 2,793.1020 (ion)

c) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

nCu 2+ = 0,0232 mol ; mFe = 1,2992 g ; mCu = 1,4848 g.



Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H4O4 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng theo sơ đồ phản ứng sau : X + 2NaOH --t0--> Y + Z + H2O. Biết Z là một ancol không có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Điều khẳng định nào sau đây là đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. X có công thức cấu tạo là HCOO-CH2-COOH.

  • Câu B. X chứa hai nhóm –OH.

  • Câu C. Y có công thức phân tử là C2O4Na2.

  • Câu D. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 170 độ C thu được anken.

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của: a) Xiclopropan với propan b) Xiclohexan với hexan
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của:

a) Xiclopropan với propan

b) Xiclohexan với hexan


Đáp án:

a) So sánh đặc điểm cấu tạo của xiclopropan với propan.

Giống nhau: đều có 3 nguyên tử C và trong phân tử có liên kết xích ma.

Khác nhau: propan có mạch mở, xiclopropan có mạch vòng và xiclopropan kém propan 2 nguyên tử H.

b) So sánh đặc điểm cấu tạo của xiclohexan và hexan

Giống nhau: đều có 6 nguyên tử C và trong phân tử có liên kết xích ma.

Khác nhau: hexan có mạch mở, xiclohexan có mạch vòng và xiclohexan kém hexan 2 nguyên tử H.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết số oxi hóa của các nguyên tố nhóm nitơ trong hợp chất sau : NH3;AsH3;SbH3;BiH3.Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố, hãy giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết số oxi hóa của các nguyên tố nhóm nitơ trong hợp chất sau : . Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố, hãy giải thích.





Đáp án:

Số oxi hóa của nitơ là -3, do độ âm điện của nitơ lớn hơn hiđro

Số oxi của As, Sb, Bi là +3 vì độ âm điện của chúng nhỏ hơn của hiđro.




Xem đáp án và giải thích
Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lít khí (đktc). a) Viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng. c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lít khí (đktc).

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng.

c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.


Đáp án:

a) PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b) nH2 = 0,15 mol

Theo pt: nFe = nH2 = 0,15 mol → mFe = 0,15. 56 = 8,4 (g)

c) Theo pt: nHCl = 2.nFe = 2 × 0,15 = 0,3 (mol), VHCl = 50ml = 0,05 l

CM(HCl) = n/V = 6

Xem đáp án và giải thích
Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC) 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường 3,59 gam muối ăn. a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước. b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC) 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường 3,59 gam muối ăn.

a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm).


Đáp án:

a) Hòa tan 15g đường (khối lượng đường nhỏ hơn 20g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường chưa bão hòa.

Hòa tan 2g muối ăn (khối lượng muối ăn nhỏ hơn 3,59g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thì nghiệm được dung dịch muối ăn NaCl chưa bão hòa.

b) Khuấy 25g đường vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường bão hòa còn lại 25 - 20 = 5g đường không tan dưới đáy cốc ( do 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20g đường)

Nếu khuấy 3,5g NaCl vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm thì toàn bộ lượng muối sẽ tan hết, được dung dịch NaCl chưa bão hòa.(do 10g nước hòa tan được 3,59 g muối ăn).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…