Bài toán hỗn hợp Mg, MgO tác dụng với dung dịch (H+ và NO3-)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 5,6g hỗn hợp X gồm Mg, MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3. Sau phản ứng thu được 0,224 lit khí N2O (dktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch Y cẩn thận thu được m gam muối. Giá trị của m là :


Đáp án:
  • Câu A. 20,51g Đáp án đúng

  • Câu B. 23,24g

  • Câu C. 24,17g

  • Câu D. 18,25g

Giải thích:

Đáp án : A Phương pháp : Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron. ,nMg = 0,1 ; nMgO = 0,08 mol ; nN2O = 0,01 mol . Bảo toàn e : 2nMg = 8nN2O + 8nNH4+ => nNH4+ = 0,015 mol. Vì dung dịch chỉ chứa muối clorua là : MgCl2 ; KCl ; NH4Cl . Bảo toàn nguyên tố : nKNO3 = nKCl = 2nN2O + nNH4+ = 0,035 mol ; Vậy Y gồm : 0,035 mol KCl ; 0,18 mol MgCl2 ; 0,015 mol NH4Cl => m = 20,51g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

ố đồng phân cấu tạo của Amin đơn chức
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 5,4 gam amin đơn chức X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được 9,78 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là.

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 6

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích
Hãy sắp xếp các chất ammoniac, anilin, p –nitrotuluen, metylamin , đimetylamin theo trình tự tính bazo tăng dần từ trái qua phải. Giải thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các chất ammoniac, anilin, p –nitrotuluen, metylamin , đimetylamin theo trình tự tính bazo tăng dần từ trái qua phải. Giải thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.


Đáp án:

   Sắp xếp các chất theo độ tăng dần tính bazo:

    O2N-C5H4-NH2 < C6H5NH2 < CH3-C6H4-NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH

    Giải thích:

   Vòng benzene có tính hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3

    Gốc metyl (-CH3) có tính đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm -CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm: Nhóm nitro (-NO2) có liên kết kép là nhóm thế loại 2 có tính hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazo yếu nhất.

Xem đáp án và giải thích
Thành phần chính của xi măng là gì? Cho biết nguyên liệu chính và mô tả sơ lược các công đoạn sản xuất xi măng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thành phần chính của xi măng là gì? Cho biết nguyên liệu chính và mô tả sơ lược các công đoạn sản xuất xi măng.


Đáp án:

a) Thành phần của xi măng là canxi silicat và canxi aluminat.

b) Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát ...

Những công đoạn chính trong sản xuất xi măng:

– Nghiền nhỏ đá vôi, đất sét và quặng sắt rồi trộn với nước thành dạng bùn.

– Nung hỗn hợp đất sét, đá vôi và quặng sắt trong lò quay hoặc lò đứng ở nhiệt độ khoảng 1400 – 1500oC thu được clanhke rắn.

– Nghiền clanhke nguội với thạch cao thành bột min đó là xi măng.

Xem đáp án và giải thích
Kim loai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp Mg và MgO phản ứng với 200ml dd H2SO4 1,5M sau phản ứng sinh ra 2,24l khí H2 ở ĐKTC. Hdy4 tính thành phần trăm theo khối lượng các chất Mg và MgO có trong hỗn hợp (Biết: Mg=24, O-16, S=32, H=1, Na=23, Cl=35,5)

Đáp án:
  • Câu A. %Mg= 23,1%; %MgO=76,9%

  • Câu B. %Mg= 76,9% %MgO= 23,1%

  • Câu C. %Mg= 25%; %MgO=75%

  • Câu D. %Mg= 45,5%; %MgO=54,5%

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 1 1 ,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra m hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2(đktc) đã tham gia phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 1 1 ,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra m hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2(đktc) đã tham gia phản ứng là?


Đáp án:

nCl2 = [40,3 - 11,9] : 71 = 0,4 mol

V = 8,96 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…