Xác định khí và tên kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là:


Đáp án:
  • Câu A.

    NO và Mg               

  • Câu B.

    NO2 và Al            

  • Câu C.

    N2O và Al       

    Đáp án đúng

  • Câu D.

    NO2 và Fe

Giải thích:

M khí = 2.22=44 => Khí đó là N2O

n(e trao đổi) = 8nN2O = 0,042.8=0,336 mol

Gọi n là hóa trị của M => 3,024/M = 0,336/n => M/n=9 => M là Al

=> Đáp án C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?


Đáp án:

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần của không khí, làm cho nó không sạch, có bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

Có hai nguyên nhân chủ yếu là:

Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên

Nguồn gây ô nhiễm do con người chủ yếu là khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do giao thông vận tải, ô nhiễm không khí do sinh hoạt.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. a) Xác định công thức phân tử của X. b) Đun 7,4 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,2 gam ancol Y và một lượng muối Z. Viết công thức cấu tạo của X và tính khối lượng của Z.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước.

a) Xác định công thức phân tử của X.

b) Đun 7,4 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,2 gam ancol Y và một lượng muối Z. Viết công thức cấu tạo của X và tính khối lượng của Z.


Đáp án:

a) Ta có:

nCO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol

nH2O = 5,4/27 = 0,3 mol

Vì nCO2 = nH2O => X là este no đơn chức mạch hở. Gọi CTPT của este X là CnH2nO2

CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 → nCO2 + nH2O

n este = 0,3/n => Meste = 7,4/0,3/n = 74/3n

⇔ 3(14n + 32) = 74n => n = 3

=> Công thức phân tử của este X là C3H6O2

b) Ta có:

nx = 7,4/74 = 0,1 (mol)

Gọi CTPT của X là RCOOR1.

RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH

nR1OH = nX = 0,1.

Y là rượu R1OH, Z là muối RCOONa

Vì este X là no đơn chức nên Y cũng là rượu no đơn chức. Gọi CTPT của Y là CmH2m+2O

My = 3,2/0,1 = 32 ⇔ 14m + 18 = 32 => m = 1

=> Y là: CH3OH

Do đó este X là: CH3COOCH3 và muối Z là: CH3COONa.

nZ = 0,1 (mol) => mZ = 0,1.82 = 8,2(g)

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây : – Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ. – Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối. – Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro. – Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây :

– Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.

– Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.

– Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro.

– Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.


Đáp án:

Hai phương trình hóa học của mỗi trường hợp :

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ :

3Fe + 2O2 → Fe3O4(nhiệt độ cao)

2Mg + O2 → 2MgO(nhiệt độ cao)

b) Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(nhiệt độ cao)

2Al + 3S → Al2S3(nhiệt độ cao)

c) Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro:

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

d) Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag ↓ .

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18, cô cạn dug dịch X , thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18, cô cạn dug dịch X , thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là?


Đáp án:

nY = 0,06 mol; MY = 18.2 = 36; nAl = 0,46 mol

Y: N2O (x mol); N2 (y mol)

⇒ x + y = 0,06; 44x + 28y = 0,06.36

⇒ x = 0,03; y = 0,03

Bảo toàn electron:

3nAl = 8nN20 + 8nNH4NO3 ⇒ nNH4NO3 = 0,105 mol

⇒ m = 0,46.213 + 0,105.80 = 106,38 ( gam)

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ phản ứng sau: FeaOb + HCl → FeClc + H2O Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho sơ đồ phản ứng sau:

FeaOb + HCl → FeClc + H2O

Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.


Đáp án:

- Sắt có hóa trị III, vậy oxit của sắt là Fe2O3, muối sắt là FeCl3

⇒ a = 2; b = 3 và c = 3.

- Cân bằng phương trình:

Sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

Vế trái có 2 nguyên tử Fe, để số nguyên tử Fe ở hai vế bằng nhau thêm 2 vào trước FeCl3.

Fe2O3 + HCl → 2FeCl3 + H2O

Khi đó vế phải có 6 nguyên tử Cl, để số Cl ở hai vế bằng nhau thêm 6 vào trước HCl.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O

Cuối cùng thêm 3 vào trước H2O để số nguyên tử H ở hai vế bằng nhau.

Vậy phương trình hóa học là:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvshbet
Loading…