Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Mg2+; 0,015 mol SO42-; x mol Cl-. Tìm x?
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
nNa+ + 2n Mg2+ = 2 nSO42- + nCl-
⇒ 0,01 + 2.0,02 = 2.0,015 + x
⇒ x = 0,02
Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng tinh thể của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể
b) Theo pt (1): nCl2 = nMnCl2 = nMnO2 = 0,8 mol
Theo pt (2): nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol
nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6 mol
⇒ nNaOH dư = 2 - 1,6 = 0,4 mol
Nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng:
CM (NaCl) = CM (NaClO) = CM(MnCl2) = 0,8/0,5 = 1,6 mol/ lít
CM (NaOH)dư = 0,4/0,5 = 0,8 mol/ lít
Có 4 kim loại là : Ca, Na, Fe và Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học và dẫn ra những phản ứng hóa học đã dùng.
* Hòa tan 4 kim loại vào nước thì Na, Ca tác dụng với nước:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2+ H2
Sục từ từ khí CO2 vào hai dung dịch thu được, dung dịch nào có kết tủa là Ca(OH)2: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
* Hai kim loại không tan trong nước đem hòa tan trong dung dịch kiềm, nhận ra nhôm do bị tan ra còn sắt thì không
2NaOH + 2Al + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Cho các chất : etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, phenyl axetat. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là :
Câu A. 6
Câu B. 5
Câu C. 4
Câu D. 3
Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ?
Các bà nội trợ thường nhắc nhở: Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm. Điều này có thể giải thích một cách khoa học như sau: Trong đậu nành khô, nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dun dịch đặc và lớp vỏ là một màng bán thấm. Khi nấu, nước bên ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm cho đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong hạt đậu bị phá vở làm cho đậu mềm. Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài có thể không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá nhiều. Thông thường khi nấu cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ không nên thêm đường quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm vì cũng sẽ khó nấu nhừ.
Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H2SO4, NaOH có cùn nồng độ là 0,5M.
a) Lấy 1 ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau?
b) Nếu thể tích dung dịch có trong mỗi ống nghiệm la 5ml. Hãy tính số gam chất tan có trong mỗi ống nghiệm.
a) Theo công thức: n = CM.V
Muốn có số mol bằng nhau thì thể tích cũng bằng nhau
Vì CM = 0,5 mol/l. Do đó ta phải lấy thể tích các dung dịch bằng nhau vào các ống nghiệm.
b) Số mol chất tan có trong dung dịch của mỗi ống nghiệm:
V = 5ml = 0,005lit
n = CM.V = 0,5.0,005=0,0025(mol)
mNaCl = n.M = 0,0025.58,5 = 0,14625(g)
mH2SO4 = 0,0025.98 = 0,245(g)
mNaOH = 0,0025.40 = 0,1(g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB