Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là


Đáp án:

Chọn m = 32 gam ⇒ nO2= 0,25.32/32 = 0,25 (mol)

Bảo toàn electron ⇒ 32/X.n = 0,25.4 ⇒ X = 32n ⇒ n = 2; X = 64 (Cu)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

So sánh lực bazơ của các amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:


Đáp án:
  • Câu A. phenylamin, etylamin, amoniac

  • Câu B. phenylamin, amoniac, etylamin

  • Câu C. etylamin, amoniac, phenylamin

  • Câu D. etylamin, phenylamin, amoniac

Xem đáp án và giải thích
Cho những chất sau: CuO, dung dịch HCl, H2, MnO2. a) Chọn từng cặp trong những chất đã cho để xảy ra phản ứng oxi hóa – khử và viết phương trình phản ứng. b) Cho biết chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong những phản ứng hóa học nói trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho những chất sau: CuO, dung dịch HCl, H2, MnO2.

a) Chọn từng cặp trong những chất đã cho để xảy ra phản ứng oxi hóa – khử và viết phương trình phản ứng.

b) Cho biết chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong những phản ứng hóa học nói trên.


Đáp án:

b) Trong phản ứng (1):

- Nguyên tử hiđro nhường electron là chất khử, sự nhường electron của H2 được gọi là sự oxi hóa nguyên tử hiđro.

- Ion Cu nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Trong phản ứng (2):

- Ion Clo nhường electron là chất khử. Sự nhường electron của Cl- được gọi là sự oxi hóa ion Clo.

- Ion Mn nhận electron là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion Mn được gọi là sự khử ion Mn.

Xem đáp án và giải thích
Hạt nhân của nguyên tử hiđro và hạt proton có khác nhau không ? Tại sao ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hạt nhân của nguyên tử hiđro và hạt proton có khác nhau không ? Tại sao ?



Đáp án:

Vì hạt nhân của nguyên tử hiđro không có nơtron, chỉ có một proton duy nhất nên hạt nhân đó chính là một proton


Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích vì sao người ta thực hiện các quá trình sản xuất trong các trường hợp sau: a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).. b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 - 950oC để sản xuất vôi sống miệng lò hở. c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao người ta thực hiện các quá trình sản xuất trong các trường hợp sau:

a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang)..

b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 - 950oC để sản xuất vôi sống miệng lò hở.

c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).


Đáp án:

a) Phản ứng trong lò cao:

C + O2( k) → CO2 (k )

C + CO2 (k) → 2CO (k)

FeO + CO (k) → Fe + CO2 (k) ΔH> 0

Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang). Tăng nồng dộ khí oxi và tăng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng thuận.

b) Phản ứng nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2 (k) ΔH> 0

Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 — 950oC để sản xuất vôi sống. Yếu tố nhiệt độ làm tăng tốc độ phản ứng hóa học. Miệng lò hở để giảm áp suất của khí CO2 để chuyển dịch cân bằng.

c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng). Tăng diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu và nhiệt độ cao, tăng tốc độ phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phương trinh hóa học sau, có bao nhiêu phương trình tạo ra 2 chất khí? 1. C + 2H2SO4 → 2. H2 + C6H5CHCH2 → 3. HNO3 + CuS2 → 4. HCl + HNO3 → 5. BaCl2 + NaHSO4 → 6. Cu + HCl + KNO3 →

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…