Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb.
a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào?
b) Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó?
a) Ta có các ống nghiệm sau: K2CO3, Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2.
Giải thích. Lọ K2CO3 là phải có vì gốc CO3 2- kết hợp với các gốc kim loại Ba, Mg, Pb đều tạo kết tủa không tạo dung dịch.
b) Phân biệt:
Cho HCl vào 4 dung dịch: K2CO3, Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2.
→Tạo khí: K2CO3
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑
Không hiện tượng: Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2: Nhóm A
Cho dd NaCl vào nhóm A:
+ Tạo kết tủa: Pb(NO3)2:
2NaCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2NaNO3
+ Không hiện tượng: MgSO4, BaCl2: Nhóm B
Cho tiếp dd Na2SO4 vào nhóm B:
→ Tạo kết tủa: BaCl2:
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
→ Không hiện tượng: MgSO4.
Câu A. NaHCO3
Câu B. Ca(OH)2
Câu C. HCl
Câu D. Na2CO3
Cho chất A có công thức phân tử C3H9O2N phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH loãng, đun nhẹ thấy thoát khí B, là chất vô cơ và làm xanh giấy quỳ ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng phân tử là:
Khí B là NH3
=> A C2H5COONH4 => chất rắn là C2H5COONa => M= 96
Câu A. 1:1
Câu B. 1:2
Câu C. 1:3
Câu D. 1:4
Phân biệt các dung dịch muối: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl.
Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Nhỏ dung dịch KOH từ từ cho đến dư vào các mẫu thử:
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa nâu ⇒ là dung dich FeCl3.
FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng dần hóa nâu đung dịch FeCl2.
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng ⇒ dung dịch MgCl2.
MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl
- Mẫu nào không có hiện tượng nào xảy ra ⇒ dung dịch NaCl.
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần khi dư dung dịch KOH
⇒ dung dịch AlCl3.
AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl
Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]
- Mẫu nào có khí mùi khai bay ra ⇒ dung dịch NH4Cl.
KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O
Trong mỗi trường hợp sau đây, hãy dẫn ra một phương trình hóa học của phản ứng để minh họa :
a. Nguyên tử Mg bị oxi hóa
b. Ion Mg2+ bị khử
c. Ion magie có số oxi hóa không thay đổi
a. Mg + FeSO4→ MgSO4 + Fe
Mg → Mg2+ + 2e
b. MgCl2 (đpnc)→ Mg + Cl2
Mg2+ + 2e → Mg
c. 2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet