Những bức tranh cổ thường được vẽ bằng bột “trắng chì” có công thức là Pb(OH)2.PbCO3, lâu ngày thường bị xám đen. Để phục hồi những bức tranh đó người ta phun lên bức tranh nước oxi già H2O2, bức tranh sẽ trắng trở lại. Viết phương trình hoá học của phản ứng để giải thích việc làm trên.
Pb(OH)2.PbCO3 lâu ngày tác dụng dần với khí H2S cò trong không khí tạo ra PbS màu đen :
Pb(OH)2 + H2S →PbS↓+ 2H2O
Phun dung dịch H2O2 sẽ làm cho PbS chuyển thành PbSO4 màu trắng :
PbS + 4H2O2 → PbSO4↓ + 4H2O.
Đốt cháy 1mol sắt trong oxi thu được 1mol sắt oxit. Tìm công thức của oxit sắt này
1mol Fe → 1 mol oxit sắt
Suy ra trong oxit chỉ có chứa 1 nguyên tử Fe.
Vậy công thức của oxit đó là: FeO.
Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm chảy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 5,4 gam, ở bình (2) có 30 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là %?
mbình (1) tăng = mH2O = 5,4 gam ⇒ mH = 0,6 g
n↓ = nCaCO3 = nCO2 = 0,3 mol ⇒ mC = 3,6 g
⇒ mO = mX – mC – mH = 3,2 g ⇒ %mO = 43,24%
Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH).
Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa ( Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.
- So với thí nghiệm ở SGK, thí nghiệm này có ít bọt khí xuất hiện trên bề mặt mảnh sắt, khí thoát ra khỏi dung dịch giấm ăn chậm, mảnh sắt tan dần chậm hơn mảnh Zn.
- Khí thoát ra là khí hidro.
- Nhận biết:
* Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là khí H2.
Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M.Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6l khí H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300ml NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng
nNa+ = nOH- = nNaOH = 0,6M
X + NaOH → dung dịch Y(Mg2+;Fe2+;H+ dư;Cl-)
NaOH + Y: Mg2+; Fe2+ kết tủa với OH- .
⇒ dung dịch thu được sau phản ứng chỉ chứa Na+ và Cl-.
⇒ nCl- = nNa+=0,6⇒ VHCl=0,6: 2= 0,3lít
Khi nung nóng miếng đồng trong không khí (có khí oxi) thì thấy khối lượng tăng lên? (Xem bài tập 3, thuộc Bài 15, SGK; khi đun nóng kim loại đồng (Cu) cũng có phản ứng tương tự kim loại magie (Mg). Vì sao?
Vì khi đun nóng miếng đồng trong không khí thì đồng hóa hớp với oxi tạo ra chất mới nên khối lượng tăng. (khối lượng sau gồm khối lượng miếng đồng ban đầu + khối lượng oxi phản ứng)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet