Hoà tan hoàn toàn 2 gam kim loại thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl và sau đó cô cạn dung dịch người ta thu được 5,55 gam muối khan. Xác định kim loại nhóm IIA?
Gọi kim loại là M;
Gọi số mol của H2 là a ta có: nH2= a → nHCl= 2a
Phương trình hóa học
M + 2HCl → MCl2 + H2
BTKL: mKL + mHCl = mmuối + mH2 → 2 + 2a. 36,5 = 5,55 + 2a → 0,05 mol
→ M = 2 : 0,05 = 40 (Ca)
Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do hiện tượng gì?
Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do nước đá có cấu trúc rỗng nên nước đã có tỉ khối nhỏ hơn khi nước ở trạng thái lỏng.
Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
E gồm các este của ancol (tổng x mol) và các este của phenol (tổng y mol)
nNaOH= x + 2y = 0,2 (1)
nAncol = x mol => nH2 = 0,5x mol
⇒ mAncol = mtăng +mH2 = x + 6,9
nH2O = nEste = y mol
Bảo toàn khối lượng:
136(x + y) + 0,2.40 = 20,5 + (x + 6,9) + 18y (2)
(1) và (2) ⇒ x = 0,1 và y = 0,05 mol
⇒ m = 136(x + y) = 20,4g
Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh, người ta sản xuất được 73,5 tấn axit sunfuric.
a) Tính hiệu suất của quá trình sản xuất axit sunfuric.
b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được từ 73,5 tấn H2SO4 đã được sản xuất ở trên.
a) Khối lượng lưu huỳnh chứa trong 80 tấn quặng:
mS = 80x40/100 = 32 tấn
Điều chế H2SO4 theo sơ đồ sau
S → SO2 → SO3 → H2SO4
Ta thấy: Cứ 32g S thì sản xuất được 98g H2SO4
⇒ mH2SO4 = 32x98/32 = 98 tấn
Hiệu ứng phản ứng: H = 73,5/98 x 100 = 75%
b) Khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được :
100 tấn dung dịch có 50 tấn H2SO4
x tấn ← 73,5 tấn
x = 73,5x100/50 = 147 tấn
Câu A. Glu-Ala-Gly-Ala.
Câu B. Ala-Gly-Ala-Lys.
Câu C. Lys-Gly-Ala-Gly.
Câu D. Lys-Ala-Gly-Ala.
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.
Tìm tỉ lệ a:b
Từ đồ thị ta thấy số mol HCl bắt đầu 0,1 mol mới xuất hiện kết tủa
⇒ 0,1 mol HCl dùng để trung hòa Ba(OH)2
⇒ nOH- = nH+ = 0,1 (mol) ⇒ nBa(OH)2 = 1/2 nOH- = 0,05 (mol) = a
Ta thấy tại giá trị nHCl = 0,3 và 0,7 mol đều thu được lượng kết tủa như nhau Al(OH)3: 0,2 (mol)
⇒ Tại nHCl = 0,7 mol thì lượng kết tủa Al(OH)3 đã đạt cực đại, sau đó bị hòa tan đến khi còn 0, 2 mol
Áp dung công thức ta có:
nH+ = 4nAlO2 – 3nAl(OH)3 + nOH-
⇒ 0, 7 = 4. 2b – 3. 0,2 + 0,1
⇒ b = 0,15 (mol)
Vậy a: b = 0,05: 0,15 = 1: 3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB