X, Y, Z là 3 este đều no mạch hở (không chứa nhóm chức khác và (MX < MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 1 ancol T và hỗn hợp F chứa 2 muối A, B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (MA < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam và đồng thời thu được 4,48 lít H2 (dktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 6,3g H2O. Số nguyên tử hidro có trong Y là
Câu A. 6
Câu B. 8 Đáp án đúng
Câu C. 12
Câu D. 10
B1: Tìm CTCT của ancol T: Gọi công thức ancol T là R(OH)n hoặc CxH2x + 2On: R(OH)n + nNa --> R(ONa)n + 0,5nH2 ; => nR(OH)n = 2/n.(nH2) = 0,4/n ; mbình tăng = mancol - mH2 => mancol= 12,4 gam. => MR(OH)3 = 31n = 14x + 2 + 16n ; => 15n = 14x + 2 [ n =< x và 2x + 2 chẵn]. Ta chỉ thấy với n = 2; x = 2 thì R = 28 (C2H4) thỏa mãn. Vậy T là C2H4(OH)2 với số mol là 0,2 mol B2: Xác định 2 muối A và B. 2nancol = ngốc axit; Vì ancol 2 chức nên các este mạch hở phải có các gốc axit đơn chức. => nmuối = 2.0,2 = 0,4 mol. Đặt công thức 2 muối là CaH2a+1O2Na và CbH2b+1O2Na với số mol lần lượt là 5t và 3t. => t = 0,05 Mol; Khi đốt cháy: CaH2a+1O2Na + (1,5a - 1)O2 → 0,5Na2CO3 + (a - 0,5)CO2 + (a - 0,5)H2O ; CbH2b+1O2Na + (1,5b - 1)O2 → 0,5Na2CO3 + (b - 0,5)CO2 + (b - 0,5)H2O ; => nH2O .2 = nH(A,B). => 0,35.2= 0,25(2a - 1) + 0,15(2b -1); => 11 = 5a + 3b; => a = 1 , b = 2 ; thỏa mãn 2 cuối HCOONa và CH3COONa. B3: Tìm CTCT của Y Lại có MX < MY < MZ =>Y phải là: HCOOCH2CH2COOCCH3 Số H trong Y = 8. Đáp án B
Khối lượng thanh kẽm thay đổi thế nào sau khi ngâm một thời gian trong các dung dịch :
a) CuCl2
b) Pb(NO3)2
c) AgNO3
d) NiSO4.
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Giả thiết các kim loại giải phóng ra đều bám hết vào thanh kẽm.
a) Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
65g 64g
MCu < MZn → khối lượng giảm
b) Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb
65g 207g
M Zn< M Pb → khối lượng tăng
c) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
65g 2.108g
2MAg > MZn → khối lượng tăng
d) Zn + NiSO4 → ZnSO4 + Ni
65g 59g
MZn > MNi → khối lượng giảm.
Read more: https://sachbaitap.com/bai-528-trang-38-sach-bai-tap-sbt-hoa-hoc-12-c18a6304.html#ixzz7SsX2TDiH
Xà phòng là gì?
Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia như chất độn, chất diệt khuẩn, chất tạo hương,....
Trộn 5,4 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí). Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn toàn chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,376 lít khí H2 (ở đktc). Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và số mol H2SO4 đã phản ứng
nAl = 0,2 mol ; nFe3O4 = 0,075 mol ; nH2 = 0,24 mol
Phản ứng xảy ra không hoàn toàn:
BT e ta có: 2.nFe + 3.nAl = 2.nH2
⇒ 9/8.x.2 + (0,2 – x).3 = 0,24.2 → x = 0,16 mol → Hphản ứng = 0,16/0,2 = 80%
BT e ⇒ nH+phản ứng = 2.nFe + 3.n Al + 6.nAl2O3 + 8.nFe3O4 = 0,36 + 0,12 + 0,48 + 0,12 = 1,08 mol
→ nH2SO4phản ứng = 1,08/2 = 0,54mol
Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh họa.
a) Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại: Trong không khí có oxi, trong nước mưa thường có axit yếu do khí CO2, SO2 và một số khí khác hòa tan. Trong nước biển thường có một số muối như NaCl, MgCl2 ... Những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt có màu nâu, xốp, giòn làm đồ vật bằng sắt bị ăn mòn.
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn.
(1) Ảnh hưởng các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh, chậm hoặc không xảy ra phụ thuộc vào môi trường. Ví dụ: Xe đạp, xe honđa ở vùng biển dễ bị gỉ nhanh hơn so với vùng ở sâu trong đất liền.
(2) Ảnh hưởng của thành phần kim loại: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của kim loại.
Đồ dùng bằng hợp kim Fe lẫn kim loại khác bị ăn mòn nhanh hơn so với đồ dùng bằng Fe.
(3) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
Ví dụ: Thanh sắt trong lò than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau đây:
a) ... + HCl -⇒ MgCl2 + H2
b) ... + AgNO3 ⇒ Cu(NO3)2 + Ag
c) ... + ... ⇒ ZnO
d) ... + Cl2 ⇒ HgCl2
e) ... + S ⇒ K2S.
a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
c) 2Zn + O2 → 2ZnO
d) Hg + Cl2 → HgCl2
e) 2K + S → K2S.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet