Để tạo được 1 mol glucozơ từ sự quang hợp của cây xanh thì phải cần cung cấp năng lượng là 2 813kJ 6CO2 + 6H2O + 2 813kJ -ánh sáng→ C6H12O6 + 6O2 Giả sử trong một phút, 1cm2 bề mặt lá xanh hấp thu năng lượng mặt trời để dùng cho sự quang hợp là 0,2J. Một cây xanh có diện tích lá xanh có thể hấp thu năng lượng mặt trời là 1m2. Cần thời gian bao lâu để cây xanh này tạo được 36 gam glucozơ khi có nắng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tạo được 1 mol glucozơ từ sự quang hợp của cây xanh thì phải cần cung cấp năng lượng là 2 813kJ

6CO2 + 6H2O + 2 813kJ -ánh sáng→ C6H12O6 + 6O2

Giả sử trong một phút, 1cm2 bề mặt lá xanh hấp thu năng lượng mặt trời để dùng cho sự quang hợp là 0,2J. Một cây xanh có diện tích lá xanh có thể hấp thu năng lượng mặt trời là 1m2. Cần thời gian bao lâu để cây xanh này tạo được 36 gam glucozơ khi có nắng?


Đáp án:

1 phút 1 cây xanh hấp thụ được 0,2.10000 = 2000 (J)

nGlucose cần tạo ra = 0,2 (mol) ⇒ cần năng lượng = 0,2 × 2813 = 562,6 ( kJ)

⇒ thời gian cần thiết = 562,6 × 1000: 2000 = 281,3 (phút) = 4 giờ 41 phút

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn phần (1) bằng khí H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn phần (3) bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn phần (1) bằng khí H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn phần (3) bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Gọi số mol: nFe = a mol ; nFeO = b mol ; nFe2o3 = c mol

Phần 1 : Fe trong hỗn hợp x là a mol

FeO + H2 → Fe + H2O

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

nFe = a + b + 2c = 3,92/56 = 0,07 (mol) (1)

Phần 2 : Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

FeO,Fe2O3 → FeO,Fe2O3 (mol)

mchất rắn = 64a + 72b + 160c = 4,96 gam (2)

Khối lượng mỗi phần m = 14,16/3 = 4,72 = 56a + 72b + 160c (3)

Từ (1), (2) và (3) => a = 0,03 ; b = 0,02 ; c = 0,01

Phần 3 : Fe + HCl → FeCl2 + H2 ↑

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2 FeCl3 + 3H2O

ncl- = 0,03.2 + 0,02.2 + 0,02.3 = 0,16 (mol)

nfe2+ = 0,03 + 0,02 = 0,05 (mol)

Cl+ Ag+ → AgCl ↓

Fe2+ + Ag+ → Ag + Fe3+

→ m = 0,16.143,5 + 0,05.108 = 28,36 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học


Đáp án:

Dụng cụ: 3 Ống nghiệm.

Hóa chất: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.

Tiến hành thí nghiệm: Như sgk.

Hiện tượng: Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.

   + Phân đạm amoni sunfat: Ống nghiệm có khí thoát ra mùi khai chứa dd (NH4)2SO4.

   2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O

   NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

   + Phân kali clorua và phân supephotphat kép:

Ở ống nghiệm có ↓trắng => dd KCl

Ống nghiệm không có ↓ => dd Ca(H2PO4)2

   AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3

   Ag+ + Cl- → AgCl↓

Xem đáp án và giải thích
Bài toán biện luận công thức của hợp chất hữu cơ dựa vào tính chất hóa học
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là:


Đáp án:
  • Câu A. C2H5COOH và C2H5COOCH3

  • Câu B. CH3COOH và CH3COOC2H5

  • Câu C. HCOOH và HCOOC3H7.

  • Câu D. HCOOH và HCOOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của các nguyên tố Na, Mg, Al, S, Cl, F có thể tạo thành ion có điện tích bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của các nguyên tố Na, Mg, Al, S, Cl, F có thể tạo thành ion có điện tích bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Cấu hình electron của Na (Z = 11) : ls22s22p63s1

Cấu hình electron của Mg (Z = 12) : ls22s22p63s2

Cấu hình electron của Al (Z = 13) : ls22s22p63s23p1

Cấu hình electron của S (Z = 16) : ls22s22p63s23p4

Cấu hình clectron của Cl (Z = 17) : ls22s22p63s23p5.

Cấu hình clectron của F (Z = 9) : ls22s22p5.

Theo quy tắt bát tử thì các ion được hình thành từ các nguyên tố trên là:

Na+, Mg2+, Al3+, S2-, S4+, S6+, Cl-, Cl2+, Cl3+, Cl5+, Cl7+, F-

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng trùng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp ?

Đáp án:
  • Câu A. CH3 –CH3

  • Câu B. CH2=CH–Cl

  • Câu C. CH2=CH2

  • Câu D. CH2=CH–CH2 =CH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…