Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu đựơc m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (đktc). Tìm giá trị của m1 và m2 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu đựơc m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (đktc). Tìm giá trị của m1 và m2 


Đáp án:

Ta có: nCu(NO3)2 = 0,03 mol; nAgNO3 = 0,03 mol; nH2 = 0,015 mol

    Chất rắn X + dd HCl dư → H2 ⇒ trong chất rắn X có Al dư

    Cu(NO3)2 và AgNO3 hết

  Al phản ứng hết với dd Cu(NO3)2 và AgNO3

    Quá trình nhận e:

Tổng số mol e nhận = 0,06 + 0,03 = 0,09 mol

    Quá trình nhường e:

  Vậy m2 = mAl dư + mCu + mAg = 0,01.27 + 0,03.64 + 0,03.108 = 5,43 gam

    m1 = mAl ban đầu = (0,01 + 0,03).27 = 1,08g

 

 

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho biết số nguyên tử Al hoặc phân tử H2 có trong mỗi lượng chất sau: a. 1,5 mol nguyên tử Al. b. 0,5 mol phân tử H2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy cho biết số nguyên tử Al hoặc phân tử H2 có trong mỗi lượng chất sau:

a. 1,5 mol nguyên tử Al.

b. 0,5 mol phân tử H2.


Đáp án:

a. Số nguyên tử Al có trong 1,5 mol nguyên tử Al là:

A = n.N = 1,5.6.1023 = 9.1023 (nguyên tử Al).

b. Số phân tử H2 có trong 0,5 mol phân tử H2 là:

A = n.N = 0,5.6.1023 = 3.1023 (phân tử H2).

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định bậc của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây không phải amin bậc một?


Đáp án:
  • Câu A. C2H5NHCH3.

  • Câu B. CH3NH2.

  • Câu C. C6H5NH2.

  • Câu D. C2H5NH2.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

MGly-Ala = 75 + 89 -18 = 146;

nGy-Ala = 0,15 mol

m = mGly-Ma + mAla-Na = 0,15.(97+111) = 31,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Nước cứng vĩnh cửu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch nào sau đây làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu ?

Đáp án:
  • Câu A. NaHCO3

  • Câu B. Ca(OH)2

  • Câu C. HCl

  • Câu D. Na2CO3

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau:  a/   CH3CH2 NH2 ; NH2-CH2-COOH; CH3COONa. b/    C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH2OH-CHOH-CH2OH; CH3-CHO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau:

 a/   CH3CH2 NH2 ; NH2-CH2-COOH; CH3COONa.

b/    C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH2OH-CHOH-CH2OH; CH3-CHO.


Đáp án:

a) Dùng quì tím: hai dung dịch làm quì tím hóa xanh là CH3CH2NH2 và CH3COONa, còn H2N-CH-COOH không làm quì tím đổi màu. Axit hóa hai dung dịch làm quì chuyển màu xanh, dung dịch cho khí có mùi dấm thoát ra là CH3COONa. Hay cho hai dung dịch tác dụng với KNO2 và HCl thì amin sẽ cho khí thoát ra: CH3COONa + H2SO4 → CH3COOH + NaHSO4

    CH3CH2NH2 + KNO2 + HCl → CH3-CH2-OH + N2 + H2O + KCl

    b) Cho vài giọt chất vào các ống nghiệm chứa nước Br2, chất nào tạo ra kết tủa trăng là C6H5NH2, chất nào làm nhạt màu dung dịch là CH3-CHO/ hai dung dịch còn lại tác dụng với Cu(OH)2/OH-, chất hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là CH2OH-CHOH-CH2OH, còn lại là: H2N-CH-COOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…