Nung 22,8 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và CuO trong khí trơ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M. Tính phần trăm khối lượng của CuO trong X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 22,8 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và CuO trong khí trơ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M. Tính phần trăm khối lượng của CuO trong X


Đáp án:

Nhiệt phân: 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

Với axit: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

→ nCuO + nCu(NO3)2 = 0,5nHCl = 0,15 mol

80. nCuO + 188. nCu(NO3)2 = 22,8 g

→ nCuO = 0,05 mol; nCu(NO3)2 = 0,1 mol

→ %mCuO (X) = 17,54%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào: a) Dung dịch HCl. b) Dung dịch NaOH. c) Dung dịch NaCl. d) Nước. Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:

a) Dung dịch HCl.

b) Dung dịch NaOH.

c) Dung dịch NaCl.

d) Nước.

Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.


Đáp án:

Trường hợp đúng là b). Vì dung dịch này phản ứng được với khí Clo tạo thành muối.

Cl2 (k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(l)

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: oxi và hiđro và cacbon đioxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: oxi và hiđro và cacbon đioxit


Đáp án:

- Dẫn lần lượt từng khí trên qua bình đựng nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O

- Đưa đầu que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí của từng khí còn lại:

+ Khí thoát ra làm que đóm bùng cháy to hơn đó chính là oxi.

+ Khí bắt cháy với ngọn lửa màu xanh là hiđro.

Xem đáp án và giải thích
NaF là chất điện li mạnh, HF là chất điện li yếu. Bằng phương pháp thực nghiệm nào có thể phân biệt được chúng? Mô tả phương pháp đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 NaF là chất điện li mạnh, HF là chất điện li yếu. Bằng phương pháp thực nghiệm nào có thể phân biệt được chúng? Mô tả phương pháp đó.


Đáp án:

Lấy hai cốc đựng hai dung dịch trên có cùng nồng độ lắp vào bộ dụng cụ chứng minh tính dẫn điện của dung dịch (hình 1.1) SGK, nối các đầu dây dẫn điện với cùng nguồn điện bóng đèn ở cốc nào cháy sáng hơn là NaF ( NaF là chất điện li mạnh); bóng đèn ở cốc nào cháy yếu hơn là HF (HF là chất điện li yếu).

Xem đáp án và giải thích
Có các chất : NH3, CO2, HCl, KOH, Na2CO3. Có thể dùng những chất nào để kết tủa Al(OH)3 từ dung dịch : a)  Nhôm clorua ? b)  Natri aluminat ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các chất : NH3, CO2, HCl, KOH, Na2CO3. Có thể dùng những chất nào để kết tủa Al(OH)3 từ dung dịch :

a)  Nhôm clorua ?

b)  Natri aluminat ?




Đáp án:

a) Các chất có thể dùng là NH3, KOH, Na2CO3 :

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

AlCl3 + 3KOH (vừa đủ) → Al(OH)3↓ + 3KCl

2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 3CO2↑+ 6NaCl

b) Các chất có thể dùng là CO2, HCl :

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓+ NaHCO3

NaAlO2 + HCl (vùa đủ) + H2O →Al(OH)3↓+ NaCl.

 

Xem đáp án và giải thích
Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại năng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị nhiễm bởi ion nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại năng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị nhiễm bởi ion nào 


Đáp án:

Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại năng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị nhiễm bởi ion  Cd2+

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…