Những người đau dạ dày thường có pH trong dạ dày nhỏ hơn 2 (mức bình thường là nằm trong khoảng từ 2 đến 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống chất nào trước bữa ăn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những người đau dạ dày thường có pH trong dạ dày nhỏ hơn 2 (mức bình thường là nằm trong khoảng từ 2 đến 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống chất nào trước bữa ăn?


Đáp án:

Những người đau dạ dày thường có pH trong dạ dày nhỏ hơn 2 (mức bình thường là nằm trong khoảng từ 2 đến 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống dung dịch NaHCO3 trước bữa ăn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Thể tích rượu 40° thu được (biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Thể tích rượu 40° thu được (biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%) là


Đáp án:

Glucozơ → 2C2H5OH + 2CO2

nrượu = 2nglu = 2. 2,5. 103. 80% : 180 = 22,22 mol

mrượu = 22,22. 46 : 0,8 : (40/100). 90% = 2875ml

Xem đáp án và giải thích
Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra. a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần. d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.

a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên

b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên

c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.

d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử


Đáp án:

a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co

⇒ Zn có tính khử mạnh nhất

b.Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất

c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation : Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb

d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử

Zn + Co2+ → Zn2+ + Co

Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb

Co + Pb2+ → Co2+ + Pb

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho: a) Kẽm vào dung dịch đồng clorua. b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat. c) Kẽm vào dung dịch magie clorua. d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua. Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho:

a) Kẽm vào dung dịch đồng clorua.

b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat.

c) Kẽm vào dung dịch magie clorua.

d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua.

Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.


Đáp án:

Hiện tượng xảy ra:

a) Zn tan dần, dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm.

CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu ↓

b) Cu tan dần, chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng (Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối), màu xanh lam dần xuất hiện trong dung dịch.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

c) Không có hiện tượng gì xảy ra và không có phản ứng.

d) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm.

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu ↓

Xem đáp án và giải thích
Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là:


Đáp án:
  • Câu A. Be và Mg

  • Câu B. Mg và Ca

  • Câu C. Ca và Sr(88)

  • Câu D. Sr và Ba

Xem đáp án và giải thích
Trong các axit sau: H2SO4, H3PO4, HCl, H2SiO3 những axit nào tan trong nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các axit sau: H2SO4, H3PO4, HCl, H2SiO3 những axit nào tan trong nước?


Đáp án:

Hầu hết các axit đều tan được trong nước, trừ H2SiO3

⇒ Những axit nào tan trong nước là: H2SO4, H3PO4, HCl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…