So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau: a) Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử. b) Tính chất vật lí. c) Tính chất hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:

a) Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử.

b) Tính chất vật lí.

c) Tính chất hóa học.


Đáp án:

So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:

a) Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử:

- Giống nhau:

+ Số lớp electron ngoài cùng có 7e. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử halogen đều có 1 electron độc thân.

+ Phân tử 2 nguyên tử, liên kết cộng hóa trị không cực.

+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5.

- Khác nhau:

+ Bán kính nguyên tử tăng dần từ flo đến iot.

+ Số lớp electron tăng dần từ flo đến iot.

+ Lớp ngoài cùng của nguyên tố flo là lớp thứ 2 nên không có phân lớp d. Nguyên tử clo, brom và iot có phân lớp d còn trống.

+ Ở trạng thái kích thích, nguyên tử clo, brom hoặc iot có thể có 3, 5 hoặc electron độc thân.

+ Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.

b) Tính chất vật lí

Trong nhóm halogen, tính chất vật lí biến đổi có quy luật: Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi ...

Từ flo đến iot ta nhận thấy:

- Trạng thái tập hợp: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn.

- Màu sắc: đậm dần

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: tăng dần.

- Flo không tan trong nước vì nó phân hủy nước rất mạnh, các halogen khác tan tương đối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.

c) Tính chất hóa học:

Giống nhau:

- Vì lớp electron lớp ngoài cùng có cấu tạo tương tự nhau (...ns2np5) nên các halogen rất giống nhau về tính chất hóa học của đơn chất cũng như về thành phần và tính chất của các hợp chất.

- Halogen có ái lực với electron lớn. Nguyên tử halogen X với 7 electron lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm 1 electron để trở thành ion âm.

X + 1e → X-

- Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối halogennua.

Khác nhau:

- Khả năng oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot.

- Phản ứng với kim loại, với hidro, với nước của các halogen cũng có khác nhau.

- Flo không thể hiện tính khử (không có số oxi hóa dương) còn các halogen khác có tính khử và tính khử tăng dần từ flo đến iot.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dạng toán điện phân dung dịch gồm CuSO4 và NaCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành điện phân với điện cực trơ và màng ngăn xốp một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,896 lít khí (đkc). Dung dịch sau khi điện phân có thể hòa tan tối đa 3,2 gam CuO. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 11,94

  • Câu B. 9,60

  • Câu C. 5,97 .

  • Câu D. 6,40

Xem đáp án và giải thích
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dẫn khí clorua qua dung dịch muối II sunfat, hãy cho biết sản phẩm được tạo thành

Đáp án:
  • Câu A. Fe2(SO4)3

  • Câu B. FeCl3

  • Câu C. FeCl2; Fe2(SO4)3

  • Câu D. Fe2(SO4)3; FeCl3

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phương trình hóa học sau: HNO3 + Fe3O4 ---> ; Fe(NO3)2 --t0--> ; NaOH + NH2CH2COOCH3 ---> ; NaOH + MgCl2 ---> ; BaCl2 + MgSO4 ---> ; NaOH + NH4NO3 ---> ; Fe + H2O ---> ; Ca(OH)2 + SO2 ----> ; BaO + CO2 ---> ; FeCl2 + Zn ----> ; NaOH --t0---> ; BaCl2 + NaHSO4 ---> ; Cu + HCl + KNO3 ---> ; Ag + Cl2 ----> ; C + H2SO4 ---> ; H2 + C6H5CHCH2 ----> ; HNO3 + CuS2 ---> ; HCl + HNO3 ----> ; Trong các phương trình phản ứng trên, có bao nhiêu phản ứng tạo ra chất khí?

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 10

  • Câu C. 14

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích
Có các dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) ; các chất rắn Fe(OH)3, Cu và các chất khí CO2, NO. Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một ? Viết các phương trình hoá học. (Biết H2SO4 loãng không tác dụng với Cu).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có các dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) ; các chất rắn Fe(OH)3, Cu và các chất khí CO2, NO.

Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một ? Viết các phương trình hoá học.

(Biết H2SO4 loãng không tác dụng với Cu).


Đáp án:

Những cặp chất tác dụng với nhau là :

- Fe(OH)3 và HCl.

2Fe(OH)3 + 6HCl → 2FeCl+ 3H2O

- KOH và HCl.

KOH + HCl → KCl + H2O

- Fe(OH)3 và H2SO4

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

- KOH và H2SO4.

KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O

- KOH và CO2.

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?


Đáp án:

 Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.

Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…