Ancol axit caboxylic
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp A gồm etylen điamin và anđehit oxalic hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 23,64 gam

  • Câu B. 29,55 gam

  • Câu C. 19,7 gam Đáp án đúng

  • Câu D. 39,4 gam

Giải thích:

Nhận thấy, NH2CH=CHNH2 (etylen điamin) và OHC-CHO (anđêhit oxalic) đều có phân tử khối là 58. Ta có: nA = 8,7/58 =0,15mol; ---BT: C---> nCO2 = 2(nNH2CH=CHNH2 + nOHC - CHO) = 0,3. Ta có: nOH-/2 < nCO2 < nOH- => nBaCO3 = nOH- - nCO2 =0,1 => mBaCO3 = 19,7g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

A và B là hai đồng vị của nguyên tố X. Tổng số hạt trong A và B là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số hiệu nguyên tử X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

A và B là hai đồng vị của nguyên tố X. Tổng số hạt trong A và B là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số hiệu nguyên tử X là bao nhiêu?


Đáp án:

Vì A và B là 2 đồng vị nên có cùng số proton và số electron. Gọi số nơtron của A và B lần lượt là a và b.

Ta có tổng số hạt trong A và B là 4p + a + b = 50 (1)

Mặt khác: 4p - (a + b) = 14 (2)

Từ (1) và (2) ⇒ 8p = 64 ⇒ p = 8

Xem đáp án và giải thích
Hãy điều chế kết tủa CuS bằng ba phản ứng trao đổi ion khác nhau xảy ra trong dung dịch. Từ đó rút ra bản chất của phản ứng trong các dung dịch này.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điều chế kết tủa CuS bằng ba phản ứng trao đổi ion khác nhau xảy ra trong dung dịch. Từ đó rút ra bản chất của phản ứng trong các dung dịch này.


Đáp án:

Cu(NO3)2 + Na2S → CuS↓ + 2NaNO3

CuSO4 + H2S → CuS↓ + H2SO4

CuCl2 + K2S → CuS↓ + 2KCl

Bản chất của các phản ứng này là phản ứng trao đổi ion: Cu2+ + S2- → CuS↓

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A gồm các chất rắn : NaOH,KOH và CaCO3. Để xác định thành phần định lượng của hỗn hợp trên, người ta thực hiện các thí nghiệm sau : Thí nghiệm 1 : Cho 11,8 g A tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 1,12 lít khí B. Thí nghiệm 2: Cho 11,8 g A tác dụng với lượng dư dung dịch (NH4)3PO4 đun nóng nhẹ thì thu được 3,36 lít khí C. a) Hãy viết các phương trình hóa học. Xác định B và C. b) Tính khối lượng các chất hỗn hợp A. Biết các khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm các chất rắn : .

Để xác định thành phần định lượng của hỗn hợp trên, người ta thực hiện các thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1 : Cho 11,8 g A tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 1,12 lít khí B.

Thí nghiệm 2: Cho 11,8 g A tác dụng với lượng dư dung dịch  đun nóng nhẹ thì thu được 3,36 lít khí C.

a) Hãy viết các phương trình hóa học. Xác định B và C.

b) Tính khối lượng các chất hỗn hợp A.

Biết các khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn





Đáp án:

Khí B là 

Dựa vào số liệu thực nghiệm ở thí nghiệm 1, ta tính được số mol  là 0,05 mol và khối lượng là 5 g. Suy ra số gam NaOH và KOH là 6,8 g.

Dựa vào số liệu thực nghiệm ở thí nghiệm 2, đặt x là số mol NaOH, y là số mol KOH. Lập hệ phương trình theo x, y ta tính được :

-Số mol NaOH là 0,1 mol, khối lượng NaOH là 4 g.

-Số mol KOH là 0,05 mol, khối lượng là 2,8 g




Xem đáp án và giải thích
Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này


Đáp án:

* Vị trí những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn

- Nhóm IA và IIA (trừ H)

- Nhóm III A (trừ Bo)

- Một phần nhóm IVA, VA, VIA

- Các nhóm B

- Họ anta và actini

* Kim loại có tính khử mạnh nhất nằm bên trái, phía dưới của bảng tuần hoàn. Phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm phía trên bên phải của bảng tuần hoàn

Kim loại Cs-6s1

Phi kim: F – 2s22p5

Xem đáp án và giải thích
heo tiêu chuẩn Việt Nam, nồng độ cho phép của ion Cu2+ trong nước uống không được vượt quá 3mg/l. Khi cho dung dịch H2S dư vào 500ml 1 mẫu nước, lượng kết tủa tối thiểu là bao nhiêu cho thấy mẫu nước đã bị nhiễm đồng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

heo tiêu chuẩn Việt Nam, nồng độ cho phép của ion Cu2+ trong nước uống không được vượt quá 3mg/l. Khi cho dung dịch H2S dư vào 500ml 1 mẫu nước, lượng kết tủa tối thiểu là bao nhiêu cho thấy mẫu nước đã bị nhiễm đồng?


Đáp án:

Cu2+ + H2S → CuS + 2H+

Nồng độ CuS < 3mg/l

⇒ Trong 500ml mẫu nước nCuS < 3/64. 0,5 = 0,0234 mmol = 0,0000234mol

⇒ mCuS < 0,0000234. 98 = 0,00229g

Vậy lượng kết tủa tối thiểu cho thấy mẫu nước đã nhiễm đồng là 0,0023mg

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…