Những câu sau đây là đúng hay sai? A. Nhiên liệu là chất oxi hóa. B. Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon, nguyên tố cacbon chuyển thành cacbon monooxit. C. Sự chuyển một chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn là một biến đổi vật lí tỏa nhiệt. D. Sự bay hơi là một biến đổi hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những câu sau đây là đúng hay sai?

A. Nhiên liệu là chất oxi hóa.

B. Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon, nguyên tố cacbon chuyển thành cacbon monooxit.

C. Sự chuyển một chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn là một biến đổi vật lí tỏa nhiệt.

D. Sự bay hơi là một biến đổi hóa học


Đáp án:

Câu đúng là C.

Câu sai là B, D, A.

Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon, nguyên tố cacbon chuyển thành cacbon đioxit.

Sự bay hơi là sự biến đổi vật lí. Nhiên liệu là chất khử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất tác dụng với phenol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. Na; NaOH; NaHCO3.

  • Câu B. Na; Br2; CH3COOH.

  • Câu C. Na; NaOH; (CH3CO)2O.

  • Câu D. Br2; HCl; KOH.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phương trình hóa học sau: Cl2 + NaBr ---> ; NaOH + CH3COOC6H5 ---> ; HCl + C2H5ONa ---> ; C2H5OH + Ag(NH3)2OH ---> ; C + KNO3 + S ---> ; CaO + Cu(NO3)2 + H2O --> ; H2SO4 + KMnO4 + FeSO4 ---> ; C + H2O --> ; O2 + C12H22O11 --> ; H2 + CH2=CHCH2OH --> Trong các phương trình trên, có bao nhiêu phương trình phản ứng tạo ra chất khí?

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Liên kết peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tên gọi của peptit H2N-CH2-CONH-CH2-CONHCH(CH3)COOH là :

Đáp án:
  • Câu A. Gly-Ala-Gly

  • Câu B. Gly-Gly-Ala

  • Câu C. Ala-Gly-Gly

  • Câu D. Gly-Ala-Ala

Xem đáp án và giải thích
Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2. a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit. b) Phân loại các oxit đã xác định ở ý (a).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.

a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit.

b) Phân loại các oxit đã xác định ở ý (a).


Đáp án:

a) Các công thức hóa học của oxit là: BaO, MgO, SO3, CO2.

b) Oxit axit: SO3, CO2.

Oxit bazơ: BaO, MgO.

Xem đáp án và giải thích
Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.


Đáp án:

Nội dung định luật: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử".

Ví dụ:

Xét chu kì 3:

Na ( Z = 11) : ls22s22p63s1

Mg ( Z = 12) : ls22s22p63s2

Al ( Z = 13) : ls22s22p63s23p1

Si ( Z = 14) : ls22s22p63s23p2

P ( Z = 15) : ls22s22p63s23p3

S ( Z = 16) : ls22s22p63s23p4

Cl ( Z = 15) : ls22s22p63s23p5

- Sự biến đổi tính chất từ Na đến Cl:

   + Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

   + Tính bazo của các oxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần

   + Tính bazo của các hidroxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…