Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại hoá trị 2 thu được 1,96 gam chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng?
mCO2 = mmuối - mchất rắn = 3,5 - 1,96 = 1,54 gam
=> nCO2 = 1,54/44 = 0,035
MCO3 → MO + CO2
0,035 0,035
Mmuối= 3,5: 0,035 = 100 = M + 60 => M=40 Ca
Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để:
a) Thu được khí CH4.
b) Thu được khí CO2.
Phương pháp hóa học để:
a) Thu được khí CH4:
Dẫn hồn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí CO2 bị giữ lại do phản ứng tạo ra CaCO3, khí bay ra khỏi dung dịch là CH4 có lẫn hơi nước nên dùng CaO làm khô để thu được CH4 tinh khiết.
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
b) Cho CaCO3 thu được ở trên tác dụng với dung dịch HCl loãng ta sẽ thu được khí CO2. Làm lạnh ngưng tụ nước sẽ thu được CO2 tinh khiết.
PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử cacbon?
Nguyên tử khối của Mg là 24 đvC; nguyên tử khối của cacbon là 12 đvC.
⇒Nguyên tử magie nặng hơn 24/12 = 2 lần nguyên tử cacbon.
Sau khi làm thí nghiệm Cu tác dụng với HNO3 đặc, biện pháp tốt nhất để khí tạo thành thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường ít nhất là gì?
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Khí thoát ra là NO2
2NaOH + 2NO2 → NaNO3 + NaNO2 + H2O
Trình bày ứng dụng của hidro
- Làm nguyên liệu cho động cơ tên lửa, nhiên liệu cho động cơ ô tô thay cho xăng
- Làm nguyên liệu trong sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ
- Dùng để điều chế kim loại từ oxit của chúng
- Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì là khí nhẹ nhất.
Trong một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m.
a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.
b) trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở trong 45 phút, biết rằng một học sinh thử ra 2 lít khí ( thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.
a) Thể tích không khí trong phòng học: Vkk = 12x7x4 = 336(m3)
Thể tích oxi trong phòng: VO2 = Vkk/5 = 67,2 (m3)
b) Thể tích CO2 thở ra trong 1 phút của 50 học sinh: VCO2 = (50.2.16)/100 = 64 l
Trong 45 phút 50 học sinh này thở ra CO2:
64 x 45 = 2880(l) = 2,88(m3)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet