Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam (giả sử toàn bộ lượng kim loại Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam (giả sử toàn bộ lượng kim loại Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là


Đáp án:

Áp dụng: Tăng giảm khối lượng:

1 mol Fe phản ứng làm khối lượng kim loại tăng 8 gam

xmol------------------------------------------------1 gam

nFe = 1/8 mol => m Fe = 7 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có các phát biểu sau: (a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol. (b) Fructozơ có nhiều trong mật ong. (d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit. (c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên. (d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo. (h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các phát biểu sau:

     (a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.

     (b) Fructozơ có nhiều trong mật ong.

     (d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit.

     (c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.

     (d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

     (f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

     (g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.

     (h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

(a) Sai, Một số este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.

(d) Sai, Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các α-aminoaxit là liên kết peptit.

(d) Sai, Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp.

(f) Sai, Tinh bột và xenlulozơ không là đồng phân của nhau.

(g) Sai, Protein hình cầu dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.

Số phát biểu đúng là 4.

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện hai thí nghiệm : 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO31M thoát ra V 1 lít NO. 2)   Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2S04 0,5M thoát ra v2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa V1 và V2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện hai thí nghiệm :

1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO31M thoát ra V 1 lít NO.

2)   Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2S04 0,5M thoát ra v2 lít NO.

Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa V1 và V2.





Đáp án:

Ta viết PTHH dạng ion rút gọn cho cả hai thí nghiệm như sau :

3Cu + 8H+ + 2NO⟶ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Thí nghiệm 1 : ta có số mol các chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,08 mol; NO3- : 0,08 mol.

H+ phản ứng hết ⟹ VNO = V= ( .22,4) : 4 = 0,448 (lít)        (1)

Thí nghiệm 2 : ta có số mol các'chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,16 mol; NO3- : 0,08 mol.

H+ và Cu phản ứng vừa đủ ⟹ VNO = V2 = (22,4) : 4 = 0,896 (lít) (2)

Từ (1) và (2) ⟹ V2 = 2V1.




Xem đáp án và giải thích
Lysin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dung dịch chứa 14,6 gam Lysin (H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 21,90.

  • Câu B. 18,25.

  • Câu C. 16,43.

  • Câu D. 10,95.

Xem đáp án và giải thích
Theo sơ đồ nguyênn tử các nguyên tố cho bài 8.1, hãy chỉ ra: Nguyên tử những nguyên tố nào có sự sắp xếp electron giống nhau về: a, Số lớp electron (mấy lớp). b, Số electron lớp ngoài cùng (mấy electron).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo sơ đồ nguyênn tử các nguyên tố cho bài 8.1, hãy chỉ ra:

   Nguyên tử những nguyên tố nào có sự sắp xếp electron giống nhau về:

   a, Số lớp electron (mấy lớp).

   b, Số electron lớp ngoài cùng (mấy electron).


Đáp án:

   a) Nguyên tử các nguyên tố liti, oxi, flo có cùng 2 lớp electron, nguyên tử các nguyên tố Natri, lưu huỳnh và clo cùng có 3 lớp electron.

   b) Nguyên tử những nguyên tố natri, liti cùng có số electron ùn có electron lớp ngoài cùng (1 electron).

   Nguyên tử của các nguyên tố clo và flo cùng có 7 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử các nguyên tố lưu huỳnh và oxi đều có 6e lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam than (C) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 11,2 lít hỗn hợp X gồm 2 khí (đktc) (NO2 là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam than (C) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 11,2 lít hỗn hợp X gồm 2 khí (đktc) (NO2 là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là gì?


Đáp án:

C (x) + 4HNO3 → CO2 (x) + 4NO2 (4x mol) + 2H2O

5x = 0,5 ⇒ x = 0,1 ⇒ m = 1,2 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…