Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là?


Đáp án:

Số electron phân bố trên các lớp là: 2/8/3.

Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion hóa tạo thành là 3+ .

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dạng toán xác định công thức este dựa vào phản ứng đốt cháy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 14,8 gam este X thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. CTPT của X là:


Đáp án:
  • Câu A. C2H4O2

  • Câu B. C4H8O2

  • Câu C. C5H10O2

  • Câu D. C3H6O2

Xem đáp án và giải thích
Vì sao phản ứng hóa học của buta – 1,3- đien và isoprene có nhiều điểm giống nhau?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao phản ứng hóa học của buta – 1,3- đien và isoprene có nhiều điểm giống nhau?


Đáp án:

Phản ứng hóa học của buta-1,3-đien và isoprene có nhiều điểm giống nhau vì chúng có cấu tạo giống nhau (ankađien có hai nối đôi cách nhau chỉ một nối đơn hay còn gọi là ankađien liên hợp).

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích vì sao. a) Trong hợp chất OF2, nguyên tố oxi có số oxi hóa +2? b) Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao.

a) Trong hợp chất OF2, nguyên tố oxi có số oxi hóa +2?

b) Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4?


Đáp án:

a) Trong hợp chất OF2: oxi có 2 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử F, F có độ

âm điện 3,98 lớn hơn độ âm điện của oxi 3,44 vì vậy số oxi hóa của O là +2.

b) Trong hợp chất SO2: lưu huỳnh có 4 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử O, vì lưu huỳnh có độ âm điện 2,58 nhỏ hơn độ âm điện của oxi 3,44. Vì vậy, lưu huỳnh có số oxi hóa là +4.

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển đổi sau: Cu → CuS → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển đổi sau:

Cu → CuS → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu.


Đáp án:

Cu + S → CuS

3CuS + 14HNO3 → 3Cu(NO3)2 +3H2SO4 + 8NO + 4H2O

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

CuCl2 → Cu +Cl2.

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.

 

Đáp án:

Số hiệu nguyên tử Cấu tạo nguyên tử Tính chất
Điện tích hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Kim loại Phi kim
7 7+ 7 2 5   x
12 12+ 12 3 2 x  
16 6+ 6 3 6   x

+ Giả sử nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 7 ⇒ A thuộc ô số 7 trong bảng tuần hoàn, có điện tích hạt nhân là 7+, có 7eletron

Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố A thuộc chu kì 2 ⇒ có 2 lớp eletron; thuộc nhóm V ⇒ có 5 eletron lớp ngoài cùng và phi kim.

+ Tương tự với 2 nguyên tố còn lại ta được kết quả trong bảng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…