Phản ứng tạo khí nitơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: (1) Cu(NO3)2 (t0)→ (2) H2NCH2COOH + HNO2 → (3) NH3 + CuO (t0)→ (4) NH4NO2 (t0)→ (5) C6H5NH2 + HNO2 [HCl (0−50)]→ (6) (NH4)2CO3 (t0)→ Các phản ứng thu được N2 là:

Đáp án:
  • Câu A. 4, 5, 6

  • Câu B. 2, 3, 4 Đáp án đúng

  • Câu C. 1, 2, 3

  • Câu D. 3, 4, 5

Giải thích:

Chọn đáp án B (2). H2NCH2COOH + HNO2 →HOCH2COOH+N2 + H2O (3). 2NH3 + 3CuO (t0)→3Cu + N2 + 3H2O (4). NH4NO2 (t0)→N2 + 2H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định công thức hóa học một oxi của lưu huỳnh có khối lượng mol là 64g và biết thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oxit là 50%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định công thức hóa học một oxi của lưu huỳnh có khối lượng mol là 64g và biết thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oxit là 50%.

 

Đáp án:

Công thức hóa học: SxOy

MSxOy = 32x + 16y = 64 (1)

32x/64 = 50/100 (2)

Giải phương trình (2) ta được: x = 1 thay vào pt (1) ⇒ y = 2.

Vậy công thức hóa học của oxit là SO2.

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho dãy oxit sau: Na2P, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của hai nguyên tử trong phân tử, hãy xác định kiểu liên kết trong từng phân tử oxit (dựa vào số liệu ở bảng 2.3 SGK Hóa học lớp 10).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dãy oxit sau: Na2P, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của hai nguyên tử trong phân tử, hãy xác định kiểu liên kết trong từng phân tử oxit (dựa vào số liệu ở bảng 2.3 SGK Hóa học lớp 10).


Đáp án:

Na2O, MgO, Al2O3 SiO2, P2O5, SO5 Cl2O7.
Hiệu dộ âm điện : 2,51 2,13 1,83 1,54 1,25 0,86 0,28
  liên kết ion liên kết cộng hóa liên kết cộng
    trị có cực hóa trị không cực

Xem đáp án và giải thích
Khái quát về Mg
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khái quát về Mg


Đáp án:

- Magie là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Mg và số nguyên tử bằng 12. Magiê là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong vỏ Trái Đất.

- Kí hiệu: Mg

- Cấu hình electron: [Ne] 3s2

- Số hiệu nguyên tử: 12

- Khối lượng nguyên tử: 24 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Ô: số 12

+ Nhóm: IIA

+ Chu kì: 3

- Đồng vị: 24Mg, 25Mg, 26Mg

- Độ âm điện: 1,31

Xem đáp án và giải thích
Clorua
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho bạc tác dụng với clorua sẽ tạo thành màu gì?

Đáp án:
  • Câu A. kết tủa màu trắng

  • Câu B. kết tủa màu vàng

  • Câu C. kết tủa màu đen

  • Câu D. kết tủa màu nâu đỏ

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hoá học của các phản ứng.



Đáp án:

Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr. Na2S, NaNO3.

Lấy mỗi muối một ít vào từng ống nghiệm, thêm nước vào mỗi ống và lắc cẩn thận để hoà tan hết muối. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng ống nghiệm.

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu trắng không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaCl :

NaCl + AgNO3  AgCl + NaNO3

                             (màu trắng)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng nhạt không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaBr :

NaBr + AgNO3  AgBr + NaNO3

                        (màu vàng nhạt)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu đen, thì đó là dung dịch Na2S :

Na2S + 2AgNO3  Ag2S + 2NaNO3

                                  (màu đen)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch Na3PO4 :

Na3PO4 + 3AgNO3  Na3PO4 + 3NaNO3

                                       (màu vàng)

- Ở dung dịch không có hiện tượng gì là dung dịch NaNO3.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…