Hãy phân biệt 3 lọ hóa chất không nhãn chứa benzene, xiclohexan và xiclohexen.
Lấy vào mỗi ống nghiệm đã đánh số thứ tự tương ứng 1 lượng chất đã cho.
- Cho vào mỗi ống nghiệm 1 lượng dung dịch brom trong CCl4.
Ống nghiệm nào làm nhạt màu dung dịch brom là xilcohexen
- Tiếp tục cho vào 2 ống nghiệm còn lại 1 lượng HNO3/H2SO4 đặc.
Ống nghiệm nào tạo chất lỏng màu vàng là benzen
Mẫu còn lại là xiclohexan.
Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là bao nhiêu?
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
56 gam Fe phản ứng tạo 64 gam Cu ⇒ khối lượng tăng : 64 – 56 = 8 (gam).
x gam Fe khối lượng tăng : 4,2857 – 4 = 0,2857(gam).
⇒8x = 56 . 0,2857
⇒x = 1,9999.
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.
Z | Nguyên tử | Cấu hình electron | Z | Nguyên tử | Cấu hình electron |
1 | H | 1s1 | 11 | Na | 1s22s22p63s1 |
2 | He | 1s2 | 12 | Mg | 1s22s22p63s2 |
3 | Li | 1s22s1 | 13 | Al | 1s22s22p63s23p1 |
4 | Be | 1s22s2 | 14 | Si | 1s22s22p63s23p2 |
5 | B | 1s22s22p1 | 15 | P | 1s22s22p63s23p3 |
6 | C | 1s22s22p2 | 16 | S | 1s22s22p63s23p4 |
7 | N | 1s22s22p3 | 17 | Cl | 1s22s22p63s23p5 |
8 | O | 1s22s22p4 | 18 | Ar | 1s22s22p63s23p6 |
9 | F | 1s22s22p5 | 19 | K | 1s22s22p63s23p64s1 |
10 | Ne | 1s22s22p6 | 20 | Ca | 1s22s22p63s23p64s2 |
Cho các chất sau:
(1). Amoniac (2). Anilin (3). P – Nitroanilin
(4). P – Metylanilin (5). Metylamin (6). Đimetylamin
Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần
(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3
- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.
Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.
Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4g este C4H8O2 bằng dung dịch NaOH thu được 4,1g muối. Este là:
Câu A. C2H5COOCH3
Câu B. CH3COOC2H5
Câu C. HCOOCH2CH2CH3
Câu D. HCOOCH(CH3)2
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hiđro clorua và hiđro bromua vào nước, ta thu được dung dịch chứa hai axit với nồng độ phần trăm bằng nhau. Hãy tính thành phần phần trăm theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí ban đầu.
Đặt số mol của HCl và HBr lần lượt là x mol và y mol. Thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp về mặt toán học không phụ thuộc vào số mol hỗn hợp. Nên trong trường hợp này ta xét số mol hỗn hợp là 1 mol.
=> x + y = 1 (*)
Dung dịch chứa 2 axit có nồng độ phần trăm bằng nhau có nghĩa là khối lượng 2 axit bằng nhau.
=> 36,5x = 81 y (**) .
Giải hệ (*) và (**) ta được x = 0,69 và y = 0,31 Thành phần phần trăm thể tích của từng chất khí trong hỗn hợp.
%VHCl = %nHCl = (0,69.100)/1 = 69%
%VHBr = %nHBr = 31%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet