Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Fe3O4 thu được chất rắn A và nhận thấy khối lượng nhiệt nhôm tăng 0,96(g). Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí (đktc), (giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%). Tính khối lượng của A
8Al + 3Fe3O4 −tº→ 9Fe + 4Al2O3
Khối lượng nhôm tăng chính là khối lượng của nguyên tố oxi.
nO (trong Al2O3) = 0,96/16 = 0,06 mol
nAl2O3 = 1/3 n O= 0,06/3 = 0,02 mol
Theo phản ứng: nFe = 9/4 .nAl2O3 = 9/4.0,02 = 0,045 mol
Hỗn hợp A sau phản ứng tác dụng với NaOH dư tạo ra khí H2. Chứng tỏ sau phản ứng nhiệt nhôm, nhôm còn dư:
Ta có: nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
Al + NaOH + H2O --> NaAlO2 + 1,5H2
0,02 0,03
Vậy: mA = mAl dư + mAl2O3 = 0,02.27 + 0,045.56 + 0,02.102 = 5,1 (g)
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
(1) Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3)
(2) Lưu huỳnh đioxit +nước → Axit sunfurơ (H2SO3)
(3) Natri oxit + nước → natri hiđroxit (NaOH)
(4) Bari oxit + nước → bari hiđroxit (Ba(OH)2)
(1) CO2 + H2O → H2CO3
(2) SO2 + H2O → H2SO3
(3) Na2O + H2O → 2NaOH
(4) BaO + H2O → Ba(OH)2
Hình dưới đây là sơ đồ tương trựng cho phản ứng: Giữa khí N2 và khí H2 tạo ra amoniac NH3.
Hãy cho biết:
a) Tên các chất tham gia và sản phẩm?
b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu có giữ nguyên không?
a) Chất tham gia: khí nitơ, khí hiđro.
Chất tạo thành: khí amoniac.
b) Trước phản ứng hai nguyên tử H liên kết với nhau, hai nguyên tử nitơ cũng vậy. Sau phản ứng có 3 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử N.
Phân tử hiđro và phân tử nitơ biến đổi phân tử ammoniac được tạo thành.
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng số nguyên tử H là 6 và số nguyên tử N là 2.
Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng khi nào?
Chiều thuận của phản ứng có tổng số mol khí giảm ⇒ muốn tăng hiệu suất thì tăng áp suất
Chiều thuận của phản ứng là chiều tỏa nhiệt ⇒ tăng hiệu suất thì giảm nhiệt độ
Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là bao nhiêu?
R nằm ở chu kỳ 3 nên lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 3. Mặt khác, R thuộc phân nhóm chính nhóm VA nên nguyên tử R có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy cấu hình lớp electron ngoài cùng của R là 3s23p3.
Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s23p3
R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5.
Theo giả thiết: %R = 43,66% nên 2R/5.16 = 43,66/56,34 ⇒ R = 31 (photpho).
Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron).
Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16.
Câu A. 15,6
Câu B. 19,5
Câu C. 27,3
Câu D. 16,9
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet