Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:
Fe2O3 + CO ---> CO2 + Fe.
Fe3O4 + H2 -----> H2O + Fe.
CO2 + 2Mg -----> 2MgO + C.
Các phản ứng hóa học này có phải là phản ứng oxi hóa - khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử cho biết chất nào là chất khử, chất oxi hóa? Vì sao?
Fe2O3 + 3CO → 3CO2 + 2Fe.
Fe3O4 + 4H2 → 4H2O + 3Fe.
CO2 + 2Mg → 2MgO + C.
Cả 3 phản ứng đều là phản ứng oxi hóa – khử.
Các chất khử là CO, H2, Mg vì đều là chất chiếm oxi.
Các chất oxi hóa là Fe2O3, Fe3O4, CO2 vì đều là chất nhường oxi.
Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với dung dịch axit HCl thu được 4,15 gam hỗn hợp muối clorua. Khối lượng hidroxit trong hỗn hợp?
NaOH + HCl → NaCl + H2O
x (mol) x (mol)
KOH + HCl → KCl + H2O
y mol y mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của NaOH và KOH
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
40x + 56y = 3,04 và 58,5x + 74,5y = 4,15
=> x = 0,02 và y = 0,04
=>. mNaOH = 0,8g và mKOH = 2,24g
Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là bao nhiêu?
R nằm ở chu kỳ 3 nên lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 3. Mặt khác, R thuộc phân nhóm chính nhóm VA nên nguyên tử R có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy cấu hình lớp electron ngoài cùng của R là 3s23p3.
Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s23p3
R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5.
Theo giả thiết: %R = 43,66% nên 2R/5.16 = 43,66/56,34 ⇒ R = 31 (photpho).
Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron).
Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16.
Một hỗn hợp A gồm khí amoniac và khí nitơ.
a) Hãy nêu cách tách riêng từng khí trong A
b) Có thể chuyển hoàn toàn hỗn hợp A thành khí amoniac hoặc thành nitơ được không ? Hãy giải thích.
a) Dựa vào tính chất khác nhau của nitơ và amoniac nên có thể tách hỗn hợp A như sau :
Dẫn hỗn hợp A qua HCl đặc, dư thu được dung dịch Cho dung dịch tác dụng kiềm đặc, đun nóng ta thu được qua vôi sống CaO, hơi nóng bị giữ lại và ta thu được khí khô.
b)-Đốt hỗn hợp A với oxi vừa đủ,ta thu được khí và nước. Dẫn khí qua vôi sống thu được khô. Do đó ta có thể chuyển hóa hoàn toàn A thành
-Không thể chuyển hóa hoàn toàn A thành vì phản ứng tổng hợp là phản ứng thuận nghịch.
a) Hãy thiết lập biểu thức tính giá trị (π + v) đối với dẫn xuất halogen (xem bài tập 1 ở bài 44)
b) Tính (π + v) đối với các chất sau: C6H6Cl6; C5H5Cl; C8H5Br3; C12H4Cl4O2.
a) công thức của dẫn xuất halogen CxHyClus. Biểu thức tính giá trị k = (π+v).
k=(π+v)=1/2[2x+2-(y+u)]. Số nguyên tử oxi không ảnh hưởng đến k.
b) áp dụng công thức trên ta tính được giá trị k của C6H6Cl6,C5H5Cl,C8H5Br3,C12H4Cl4O2 lần lượt là 1, 3, 5 và 9.
Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là?
Mg + S to → MgS
MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol); nS = 4,8/32 = 0,15 (mol)
nH2S = nMgS = nS = 0,15 mol; nH2 = nMg (dư) = 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol)
⇒ MY = (0,15.34 + 0,05.2)/(0,15 + 0,05) = 26 ⇒ dY/H2 = 26/2 = 13
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet