Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O; CO2 và 1,12 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 18,0.

  • Câu B. 9,0

  • Câu C. 4,5 Đáp án đúng

  • Câu D. 13,5

Giải thích:

BTNT N => nC2H7N = 2nN2 = 0,1 mol; => mC2H7N = 4,50 gam,

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Người ta phủ một lớp bạc trên một vật bằng đồng có khối lượng 8,48 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân được 10 g. a) Cho biết những cặp oxi hoá- khử của kim loại đã tham gia phản ứng và viết phương trình hoá học dưới dạng ion thu gọn. b) Tính khối lượng kim loại bạc đã phủ trên bề mặt vật. c) Người ta có thể phủ một khối lượng bạc như trên lên bề mặt của vật bằng phương pháp mạ điện với cực âm (catot) là vật bằng đồng, cực dương (anot) là một thanh bạc. Tính thời gian cần thiết cho việc mạ điện, nếu cường độ dòng điện không đổi là 2A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta phủ một lớp bạc trên một vật bằng đồng có khối lượng 8,48 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân được 10 g.

a) Cho biết những cặp oxi hoá- khử của kim loại đã tham gia phản ứng và viết phương trình hoá học dưới dạng ion thu gọn.

b) Tính khối lượng kim loại bạc đã phủ trên bề mặt vật.

c) Người ta có thể phủ một khối lượng bạc như trên lên bề mặt của vật bằng phương pháp mạ điện với cực âm (catot) là vật bằng đồng, cực dương (anot) là một thanh bạc. Tính thời gian cần thiết cho việc mạ điện, nếu cường độ dòng điện không đổi là 2A.





Đáp án:

a) Các cặp oxi hoá-khử của kim loại tham gia phản ứng:

và 

Phương trình hoá học:

                        

b) Khối lượng kim loại bạc đã phủ trên bề mặt của vật :

Khối lượng kim loại tăng:

10 - 8,48 = 1,52 (g)

Theo phương trình hoá học:

Khi khối lượng kim loại tăng (108.2) - 64 = 152 (g) thì có 216 g Ag được giải phóng.

Vậy khối lượng kim loại tăng 1,52 g thi khối lượng Ag được giải phóng phủ trên bề mặt của vật là

                        

c) Thời gian mạ điện

(s) hay 16 phút 05 giây.




Xem đáp án và giải thích
Dung dịch ammoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Dung dịch ammoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do


Đáp án:
  • Câu A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.

  • Câu B. Zn(OH)2 là một bazơ ít tan.

  • Câu C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan tương tự như Cu(OH)2.

  • Câu D. NH3 là một hợp chất có cực là một bazơ yếu.

Xem đáp án và giải thích
Một hỗn hợp X gồm 2 este A,B có cùng công thức phân tử C8H8O2, đều là hợp chất hơm và đều không có phản ứng tráng bạc. Xà phòng hóa 0,2 mol X cần vừa đủ 0,3 lít dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp Y gồm 3 muối. Tính phần trăm khối lượng của một muối trong hỗn hợp Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp X gồm 2 este A,B có cùng công thức phân tử C8H8O2, đều là hợp chất hơm và đều không có phản ứng tráng bạc. Xà phòng hóa 0,2 mol X cần vừa đủ 0,3 lít dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp Y gồm 3 muối. Tính phần trăm khối lượng của một muối trong hỗn hợp Y


Đáp án:

Hai este là CH3COOC6H5 và C6H5COOCH3

CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5Ona + H2O

C6H5COOCH3 + NaOH → C6H5COONa + CH3OH

%mC6H5ONa = 33,92%

%mCH3COONa = 23,98%

%mC6H5COONa = 33,92%

Xem đáp án và giải thích
Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết những thông tin gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết những thông tin gì?


Đáp án:

Số hiệu nguyên tử cho biết:

- Số thứ tự ô nguyên tố

- Số đơn vị diện tích hạt nhân

- Số proton và số electron.

Xem đáp án và giải thích
Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.


Đáp án:

Khối lượng của 1,00 lít nước là:

m = D.V = 1,00.1000 = 1000g

Nhiệt lượng mà 1000 gam nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 25oC đến 100oC là:

Q = 1000.4,18(100 - 25) = 313500(J) = 313,5 KJ

Đó là nhiệt lượng mà khí metan khi đốt cháy cần phải toả ra.

Khối lượng metan cần phải đốt cháy là:

m = 313,5/55,6 = 3135/556

Số mol metan cần phải đốt cháy là:

n = m/M = 3135/[556.16] =3135/8896 mol

Vậy thể tích khí metan (đktc) cần phải đốt cháy là:

V = n.22,4 = 7,89 lít.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…