Viết công thức cấu tạo, gọi tên các dẫn xuất halogen có công thức phân tử C4H9Cl; các ancol mạch hở có công thức phân tử C4H10O, C4H8O.
Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X?
Khối lượng của một mắt xích trong polime X là: M = 35000/560 = 62,5
→ công thức của mắt xích là (CH2–CHCl) n.
Trộn 5,4g bột Al với 17,4g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe). Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 5,376 lít H2 (dktc). Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm
Gọi số mol Fe3O4 phản ứng là x mol
Vì hiệu suất không đạt 100% nên cả Al và Fe3O4 đều chưa phản ứng hết.
Hỗn hợp rắn sau phản ứng gồm Al dư, Fe3O4 dư, Al2O3 và Fe.
Theo phản ứng: nAl phản ứng = 8/3 x mol ⇒ nAl dư = (0,2 - 8/3 x) mol
Vậy H = 0,06/0,075.100% = 80%
Nung 22,8 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và CuO trong khí trơ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M. Tính phần trăm khối lượng của CuO trong X
Nhiệt phân: 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
Với axit: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
→ nCuO + nCu(NO3)2 = 0,5nHCl = 0,15 mol
80. nCuO + 188. nCu(NO3)2 = 22,8 g
→ nCuO = 0,05 mol; nCu(NO3)2 = 0,1 mol
→ %mCuO (X) = 17,54%
X là nguyên tố p. Biết rằng trong nguyên tử X, số electron p nhiều hơn số electron s là 9. Số electron ở lớp ngoài cùng của X là bao nhiêu?
Giả sử X có n lớp electron.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là: ns2npx (2 ≤ x ≤ 6)
Tổng số electron s là 2n
Tổng số electron p là: 6(n-2) + x .
Theo đề: 6(n-2) + x - 2n = 9 ⇒ 4n + x = 21 .
Chọn cặp x = 1 và n = 5 .
Vậy số electron lớp ngoài cùng là 3.
Tổng số hạt trong một nguyên tử X là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hỏi nguyên tử X có bao nhiêu hạt nơtron?
Gọi các hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.
Tổng số hạt trong nguyên tử X là 40 nên p + n + e = 40 (1)
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e thay vào (1) ta được:
2p + n = 40 (2)
Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 nên:
(p + e) – n = 12 hay 2p – n = 12 (3)
Từ (2) và (3) ta sử dụng máy tính giải hệ phương trình được: p = 13 và n = 14.
Vậy X có 14 nơtron trong nguyên tử.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet