Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Giải
Ta có : Mg (x mol) và Fe (y mol)
Nên ta có 24x + 56y = 4,16 (1)
6 gam rắn gồm MgO, Fe2O3
Áp dụng ĐLBTNT ta có nMg = nMgO = x mol ; nFe = 2nFe2O3 => nFe2O3 = 0,5y mol
Ta có : 40x + 160.0,5y = 6 (2)
Từ (1), (2) => x = 0,01 mol ; y = 0,07 mol
Ta có mKL = 4,16g ; mX = 5,92g => mO(X) = 5,92 – 4,16 = 1,76g
=>nO(X) = 1,76 : 16 = 0,11 mol
BTNT ta có : nH2O = nO(X) = 0,11 mol, nHCl = 2nH2O = 2.0,11 = 0,22 mol
BTNT Cl ta có: nAgCl = nHCl = 0,22 mol
m gam kết tủa gồm Ag, AgCl
BT e ta có : 2nMg + 3nFe = 2nO(X) + nAg
=> 2.0,01 + 3.0,07 = 2.0,11 + nAg
=> nAg = 0,01 mol
=> m rắn = mAg + mAgCl = 108.0,01 + 0,22.143,5 = 32,65 gam
Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước …. sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:
2Fe + O2 + 2H2O Không khí ẩm → 2Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.
Dung dịch X gồm Al3+; Fe3+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol SO42-; 0,3 mol Cl-. Cho V lít dd NaOH 1M, vào dd X để thu được kết tủa lớn nhất khi giá trị V là:
Câu A. 0.8
Câu B. 0.7
Câu C. 0.6
Câu D. 0.5
Xà phòng hoá hoàn toàn m gam chất béo trung tính bằng dung dịch KOH dư thì thu được 18,77 gam xà phòng. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH dư thì chỉ thu được 17,81 gam xà phòng. Giá trị của m là
Câu A. 18,36.
Câu B. 17,25.
Câu C. 17,65.
Câu D. 36,58.
Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS (oxi chiếm 16% khối lượng). Cho 10 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,325 mol H2SO4 (đặc, đun nóng), thu được dung dịch Y gồm Fe3+, Cu2+ và SO42- và khí SO2 thoát ra. Nhúng thanh Mg vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra làm khô và cân thấy khối lượng tăng 3 gam (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 10 gam X cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
Giải
Ta có : mO = (10.16%) : 16 = 0,1 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành Fe (x), Cu (y), S (z) và O (0,1)
mX = 56x + 64y + 32z + 0,1.16 = 10 (1)
BT electron: 3x + 2y + 6z = 0,1.2 + 2nSO2
→ nSO2 = 1,5x + y + 3z - 0,1
Bảo toàn điện tích cho dung dịch Y → nSO42- = 1,5x + y
BTNT S: z + 0,325 = 1,5x + y + (1,5x + y + 3z - 0,1) (2)
nMg = nSO42- = 1,5x + y
→ m = 56x + 64y - 24(1,5x + y) = 3 (3)
Từ (1), (2), (3) → x = 0,1; y = 0,025; z = 0,0375
Bảo toàn electron: 3x + 2y + 4z = 0,1.2 + 4nO2
→ nO2 = 0,075 → V = 1,68 lít
Cho 224,0 ml CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100,0ml dung dịch kali hidroxit 0,200 M. Tính khối lượng của những chất có trong dung dịch tạo thành.
nCO2 = 0,01 mol
nKOH = 0,02 mol
Ta có tỉ lệ: nKOH/nCO2 = 2
⇒ Phương trình tạo muối trung hoà
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
⇒ Dung dịch sau phản ứng có
mK2CO3 = 0,01.138 = 1,38 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet