Dung dịch axit HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho sơ đồ phản ứng : X + HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO↑ + H2O X là gì?

Đáp án:
  • Câu A. Fe Đáp án đúng

  • Câu B. Fe(OH)3

  • Câu C. FeCl3

  • Câu D. Cả 3 đúng

Giải thích:

Fe + HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO↑ + H2O => A

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về tính chất của tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các tính chất sau: (1) tan dễ dàng trong nước lạnh; (2) thủy phân trong dung dịch axit đun nóng; (3) tác dụng với Iot tạo xanh tím. Tinh bột có các tính chất sau:


Đáp án:
  • Câu A. (1), (3)

  • Câu B. (2), (3)

  • Câu C. (1), (2), (3)

  • Câu D. (1), (2)

Xem đáp án và giải thích
Nêu những ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng hóa chất giặt rửa tổng hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng hóa chất giặt rửa tổng hợp.


Đáp án:

- Ưu điểm : xà phòng có chứa axit béo vi sinh vật phân hủy do đó không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó các chất giặt rửa tổng hợp có thể gây ô nhiễm môi trường.

- Nhược điểm : Các muối panmitat hay stearat của các kim loại hóa trị II của xà phòng thường khó tan trong nước, do đó xà phòng không dùng để giặt rửa được trong nước cứng.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết: – Cấu tạo nguyên tử của A. – Tính chất hóa học đặc trưng của A. – So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết:

– Cấu tạo nguyên tử của A.

– Tính chất hóa học đặc trưng của A.

– So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.


Đáp án:

a) Cấu tạo nguyên tử của A:

Số hiệu nguyên tử của A là 11 cho biết: natri ở ô số 11, điện tích hạt nhân nguyên tử natri là 11+ có 11 electron trong nguyên tử natri, ở chu kì 3, nhóm I.

b) Tính chất hóa học đặc trưng của natri:

Nguyên tố natri ở đầu chu kì là hai kim loại mạnh, tròn phản ứng hóa học, natri là chất khử mạnh.

Tác dụng với phi kim:

4Na + O2 → 2Na2O

2Na + Cl2 → 2NaCl

Tác dụng với dung dịch axit:

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2 ↑

Tác dụng với nước: Nguyên tố Na ngoài tính chất hóa học chung của kim loại còn có tính chất hóa học đặc trưng là tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

Tác dụng với dung dịch muối: Na + dung dịch CuSO4

2Na + 2H2O → 2NaOH +H2 ↑

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ +Na2SO4

c) So sánh tính chất hóa học của Na với các nguyên tố lân cận:

Na có tính chất hóa hoc mạnh hơn Mg (nguyên tố sau Na), mạnh hơn Li (nguyên tố trên Na) nhưng yếu hơn K (nguyên tố dưới Na).

Xem đáp án và giải thích
Khi nung nóng miếng đồng trong không khí (có khí oxi) thì thấy khối lượng tăng lên? (Xem bài tập 3, thuộc Bài 15, SGK; khi đun nóng kim loại đồng (Cu) cũng có phản ứng tương tự kim loại magie (Mg).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khi nung nóng miếng đồng trong không khí (có khí oxi) thì thấy khối lượng tăng lên? (Xem bài tập 3, thuộc Bài 15, SGK; khi đun nóng kim loại đồng (Cu) cũng có phản ứng tương tự kim loại magie (Mg). Vì sao?


Đáp án:

 Vì khi đun nóng miếng đồng trong không khí thì đồng hóa hớp với oxi tạo ra chất mới nên khối lượng tăng. (khối lượng sau gồm khối lượng miếng đồng ban đầu + khối lượng oxi phản ứng)

Xem đáp án và giải thích
Khi nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm chứa CH2=CHCH2Cl, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm chứa , lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Giải thích.



Đáp án:

Do liên kết C-Cl phân cực về phía Cl nên tồn tại cân bằng :

2++Cl

Cation sinh ra khá bền. Khi nhỏ dung dịch bạc nitrat vào dẫn xuất halogen sẽ có phản ứng để tạo ra kết tủa trắng của AgCl.

               




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…